Chứng khoán tháng 5: Điều gì chờ đợi?

Dù dòng tiền nội đã rất nỗ lực trong tháng 4 nhưng việc khối ngoại vẫn liên tiếp bán ròng, cùng với hiệu ứng "sell in may" vẫn là những yếu tố tác động mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư chứng khoán.
Chứng khoán tháng 5: Điều gì chờ đợi?

Kết thúc tháng 4, thị trường chứng khoán hồi phục trở lại sau khi chuỗi tiêu cực kéo dài ở tháng 2 và tháng 3 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tính đến phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4, chỉ số Vn-Index ghi nhận mức 769,11 điểm, tăng 16,1% so với tháng trước; HNX-Index tăng 15,3%, dừng ở mức 106,84 điểm và UPCoM-Index tăng 9,4% lên mức 52,22 điểm.

Khối ngoại ngược chiều

Diễn biến hồi phục của thị trường trong tháng 4 dựa trên cơ sở tâm lý nhà đầu tư có phần bớt bi quan hơn khi diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam nào được kiểm soát tốt. Cùng với đó, những chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng tác động tích cực lên thị trường. Dòng tiền đầu cơ ồ ạt đổ vào thị trường đã giúp hàng loạt cổ phiếu bứt phá nhiều phiên liên tiếp.

Thanh khoản thị trường ở mức tương đương tháng trước, khối lượng giao dịch trung bình trong tháng 4 đạt hơn 258 triệu cổ phiếu/phiên, nhỉnh hơn không đáng kể so với tháng 3. Trong khi giá trị giao dịch bình quân giảm 5% xuống còn 4.006 tỷ đồng/phiên.

Với việc thị trường hồi phục trên diện rộng đã giúp nhiều cổ phiếu tại các nhóm ngành tăng giá. Xét ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, diễn biến hết sức tích cực. Toàn bộ 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá trong tháng 4. Trong đó, một số cổ phiếu được cho là chịu ảnh hưởng lớn nhất từ Covid-19 nhưng lại tăng rất mạnh. Có thể kể đến HVN của Vietnam Airlines tăng đến 51% từ 17.800 đồng/cp lên 26.900 đồng/cp.

Một công ty cũng thuộc lĩnh vực hàng không khác là ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tăng đến 38,7%. Những cái tên khác cũng tăng rất mạnh có MWG (38,7%), SAB (32,5%), HPG (27,6%), BVH (25%), FPT (23,6%)…

Tại nhóm cổ phiếu bất động sản, số cổ phiếu tăng giá cũng áp đảo đáng kể, trong đó, CCL của CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long tăng đến 68%, DRH của DRH Holdings tăng 50,8% và còn nhiều cổ phiếu tăng trên 30%.

Ở nhóm cổ phiếu bất động sản lớn, cả VIC của Vingroup, VHM của Vinhomes và VRE của Vincom Retail đều tăng tốt. VIC tăng 10,2%, VHM tăng 15,6% và VRE tăng 20,6%.

Tuy nhiên, việc thị trường tăng điểm tốt trong tháng 4 chủ yếu là nhờ dòng tiền của khối nội khi mà khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng rất mạnh với giá trị đạt hơn 6.800 tỷ đồng. 

Tính tổng cộng trong 4 tháng đầu năm, dòng vốn ngoại đã rút hơn 16.800 tỷ đồng với khối lượng khoảng 874 triệu đơn vị, tác động không nhỏ đến tâm lý của nhà đầu tư.

Rủi ro vẫn rình rập

Thực tế, đà bán ròng của khối ngoại tập trung chủ yếu tại các cổ phiếu vốn hóa lớn. Cụ thể, trên HoSE, nhóm nhà đầu tư này bán ròng còn khoảng 6.138 tỷ đồng trong tháng 4, giảm 23% so với tháng trước; tương ứng khối lượng hơn 269 triệu cổ phiếu. Tính chung 4 tháng đầu năm, giá trị bán ròng lên đến 14.800 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục tập trung bán ròng mạnh ở các cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó VIC đứng đầu danh sách với giá trị lên đến 1.214 tỷ đồng, bỏ xa cổ phiếu đứng ngay sau là VNM với 606 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng là tâm điểm của dòng vốn này với sự góp mặt của 5 mã: VCB, VPB, HDB, STB và BID; VGC cũng bị bán ròng 265 tỷ đồng, chủ yếu đến từ phiên giao dịch thỏa thuận ngày 29/4.

Đối với HNX, giá trị bán ròng giảm 54,5% so với tháng trước, ở mức 404,8 tỷ đồng với khối lượng xấp xỉ 40,8 triệu đơn vị, ghi nhận tháng bán ròng thứ 5 liên với tổng giá trị khoảng 1.755 tỷ đồng.

Cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trên HNX là SHB với tổng giá trị là 116,2 tỷ đồng, tiếp theo sau là PVS với 85,6 tỷ đồng; VHL là 76,2 tỷ đồng và phần lớn đều thông qua phương thức giao dịch thỏa thuận.

Tại UPCoM, khối ngoại bán ròng hơn 267 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với tháng trước. ACV và BSR đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị là 145,5 tỷ đồng và 106 tỷ đồng.

Theo báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán quý II/2020 mới công bố cách đây ít ngày của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), dù đã phát đi nhiều tín hiệu tích cực trong thời gian gần đây, thị trường nhiều khả năng vẫn chưa thể hoàn toàn đảo ngược xu thế tiêu cực trong quý II. Ngưỡng 800 điểm hiện đang đóng vai trò ngưỡng cản khá “cứng” đối với Vn-Index. 

VCBS cho rằng, chỉ số sẽ khó có thể vượt ngưỡng này trong quý II, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình “thích nghi” với những biến động lớn đã và đang diễn ra trên thế giới trong giai đoạn qua.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý giai đoạn tháng 5 có thể kích hoạt hiệu ứng tâm lý “Sell in May” nếu như các chỉ số không có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt khi đây thường là thời điểm thiếu vắng nhiều thông tin hỗ trợ tích cực.

Xem thêm

MB bán hơn 21,4 triệu cổ phiếu quỹ cho khối ngoại

MB bán hơn 21,4 triệu cổ phiếu quỹ cho khối ngoại

Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã: MBB) vừa thực hiện chuyển nhượng thành công hơn 21,4 triệu cổ phiếu quỹ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch được thực hiện ngày 22/1.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...