Tăng thuế VAT lên 12% là đánh vào người nghèo

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trong bối cảnh Chính phủ chủ trương kích cầu. thì đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên 12% là rất mâu thuẫn.
Tăng thuế VAT lên 12% là đánh vào người nghèo

Thưa ông, việc tăng thuế VAT lên 12% liệu có hợp lý và có phải theo xu hướng chung trên thế giới?

Thuế VTA là thuế gián thu, đánh trực tiếp vào hàng hóa, tác động trực tiếp đến người mua hàng vì làm giá cả hàng hóa cao lên. Khi hàng hóa bị đội giá, thì tác động không chỉ xảy ra với người tiêu dùng mà với cả doanh nghiệp, bởi hàng hóa đắt lên thì người dùng sẽ mua ít đi, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đương nhiên, tăng thuế VAT sẽ giúp tăng thu ngân sách, còn nếu đúng hay không thì rất khó nói. Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế khoán thu đã khó, còn thuế VAT “đánh” một cái là thu ngay được, vì tính vào giá cả hàng hóa.

Hiện nay, nhiều nước hạn chế đánh thuế gián thu vì tác động vào doanh nghiệp là rất lớn, thay vào đó, họ đánh thuế trực thu, càng giàu càng phải đóng nhiều thuế. Tại Mỹ, nhiều tiểu bang còn bỏ thuế VAT, còn ở nước ta, tại sao có đề xuất tăng thuế VAT lên 12% thì tôi cũng không thể hiểu.

Theo ông, tăng thuế VAT, những đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Thuế VAT giống như vãi thóc cho cả đàn gà, gà to hay gà bé đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tăng thuế gián thu thì những người bị tác động lớn nhất là người nghèo.

Lý do là bởi thuế gián thu không có tác dụng điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo chính xác như thuế trực thu.

Lấy ví dụ, người nghèo thu nhập 4 triệu đồng/tháng, họ chi tiêu ăn mặc hết 4 triệu đồng thì toàn bộ thu nhập của họ đều bị đánh thuế. Còn người giàu thu nhập 30 triệu đồng cũng chỉ bị chi tiêu ăn, mặc một phần và chỉ bị đánh thuế một phần chi tiêu, phần còn lại họ được tích lũy.

Rõ ràng, nếu tăng thuế VAT sẽ làm cho cầu hàng hóa giảm đi, vì nhiều người nghèo sẽ phải giảm bớt mua hàng hóa thiết yếu.

Chúng ta tranh luận để tăng từng phần trăm lương, song lại tăng thuế VAT, gây ra tác dụng ngược. Chưa kể, hiện Chính phủ đang chủ trương lỏng tín dụng để kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Như vậy, việc tăng thuế VAT sẽ tác động ngược đến tiêu dùng. Điều này cho thấy, cần xem lại sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ.

Tỷ trọng thuế VAT trong ngân sách hiện là bao nhiêu và nếu không tăng thuế VAT, thì có cách nào để giảm thâm hụt ngân sách?

Tỷ trọng thu thuế VAT trong ngân sách khá lớn. Thu thuế VAT vừa dễ thu, vừa thu nhanh, vừa thu nhiều nên chỉ cần nâng thuế VAT lên vài phần trăm cũng đã tạo được nguồn thu khá lớn cho ngân sách trong khi chi phí thu thuế là rất thấp.

Tỷ trọng thu thuế VAT trong ngân sách hiện khoảng 22 - 23% trong khi các nước khác chỉ 17%, có nước 14%. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách nước ta lại kéo dài triển miên.

Nguyên nhân chính là bởi chi thường xuyên, chi cho bộ máy hành chính lớn và không có phần để chi cho đầu tư nữa. Giải pháp là phải khắc phục bằng cách tiết kiệm ngân sách.

Thời gian qua, đã có vài chính sách tốt như giảm chi tiêu xe công, giảm đi nước ngoài… Tuy nhiên, tiết kiệm chi rất khó. Do vậy, cần tiến hành các cuộc khảo sát, đưa ra lộ trình tiết kiệm chi tiêu, giảm bộ máy hành chính, nếu không sẽ phải rất lâu, chúng ta mới cải thiện được cân bằng ngân sách, giảm được nợ công.

baodautu.vn/tang-thue-vat-len-12-la-danh-vao-nguoi http://baodautu.vn/tang-thue-vat-len-12-la-danh-vao-nguoi-ngheo-d68382.html

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.