Tăng trưởng tín dụng có thể chậm lại

MBS dự phóng tăng trưởng tín dụng với các ngân hàng được công ty chứng khoán này theo dõi đạt khoảng 12,5%.
Tăng trưởng tín dụng có thể chậm lại

CTCK MB (MBS) vừa có báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2019, đưa ra một số nhận định về tín dụng, với mục tiêu của NHNN tăng 14%, thấp hơn 2018.

Theo đó, tăng trưởng tín dụng có thể chậm lại trong năm nay bởi lãi suất có xu hướng neo ở mức cao và các chính sách quản lý tín dụng thận trọng hơn của Chính phủ và NHNN.

Đơn cử gần nhất dự thảo sửa đổi thông tư 36/2014 về quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Dự thảo đang đưa ra 2 kịch bản lấy ý kiến nhưng với mục tiêu muộn nhất đến 1/7/2022 sẽ giảm tỷ lệ này về 30%.

Cuối năm 2018, chỉ thị 04 của Thống đốc NHNN đưa ra yêu cầu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT và tín dụng tiêu dùng.

Theo nhận định của MBS, việc giảm tốc tín dụng là cần thiết nhằm cân đối tăng trưởng dài hạn do tỷ lệ tín dụng trên GDP đạt xấp xỉ 130% trong 2018, tương đương năm 2011 và kiểm soát chất lượng tài sản.

Thực tế, theo công bố của NHNN, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng 5,74% so với cuối năm 2018. Trong đó, tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá.

Cụ thể như tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 14,33%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 5,04%; tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 5%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 4,11%.

So với mức tăng trưởng cùng kỳ của 5 tháng đầu năm 2018 ở mức 6,22%, tăng trưởng tín dụng năm nay có phần chậm lại. Nguyên nhân đến từ siết chặt tín dụng, đặc biệt các lĩnh vực có rủi ro cao.

Theo Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm 2019 tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,71%, thấp nhất trong 3 năm qua.

Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt kỷ lục. Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 6,79%. Xuất khẩu 4 tháng đạt 78,8 tỷ USD, tăng 5,8%; xuất siêu 711 triệu USD…

 >> Ngân hàng được ưu tiên tăng trưởng tín dụng cao nếu đạt CAR trước hạn

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...