Tập đoàn Mỹ muốn nghiên cứu 2 dự án điện gió “khủng” trị giá 20.000 tỷ ở Lạng Sơn

Một doanh nghiệp của Mỹ đề xuất tỉnh Lạng Sơn đồng ý cho phép nghiên cứu khảo sát dự án Nhà máy Điện gió Chi Lăng và dự án Nhà máy Điện gió Ái Quốc với tổng công suất lên tới hơn 400 MW.
Tập đoàn Mỹ muốn nghiên cứu 2 dự án điện gió “khủng” trị giá 20.000 tỷ ở Lạng Sơn

Mới đây, Công ty TNHH GE Việt Nam thuộc General Electric của Mỹ đã có văn bản gửi tỉnh Lạng Sơn để xin phép nghiên cứu khảo sát dự án điện gió tại địa phương này.

Trong văn bản gửi tỉnh Lạng Sơn, Công ty TNHH GE Việt Nam có nêu: “Chúng tôi nhận thấy Việt Nam là đất nước có tiềm năng điện gió dồi dào và Lạng Sơn là một trong những tỉnh có tiềm năng tốt cho việc xây dựng các trang trại điện gió ở Việt Nam. Do vậy, chúng tôi mong muốn được nghiên cứu, khảo sát và phát triển các dự án điện gió tại tỉnh Lạng Sơn”.

Cụ thể, Công ty TNHH GE Việt Nam đề xuất tỉnh Lạng Sơn đồng ý cho phép nghiên cứu khảo sát 2 dự án Nhà máy Điện gió với tổng công suất lên tới 418 MW.

Dự án thứ nhất là Nhà máy Điện gió Chi Lăng tổng công suất dự kiến 165 MW, diện tích đất sử dụng dự kiến 41 ha (xã Hữu Kiên, Quan Sơn, Liên Sơn - huyện Chi Lăng và xã Hữu Lan - huyện Lộc Bình). Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án Nhà máy Điện gió Chi Lăng là 280,5 triệu USD, tương đương 6.451 tỷ đồng

Dự án thứ hai là Nhà máy Điện gió Ái Quốc tổng công suất dự kiến 253 MW, diện tích đất sử dụng dự kiến 63 ha (xã Xuân Dương, Nam Quan, Đông Quan, Ái Quốc - huyện Lộc Bình và xã Thái Bình - huyện Đình Lập). Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án Nhà máy Điện gió Ái Quốc là 430,1 triệu USD, tương đương 12.903 tỷ đồng.

Như vậy, tổng mức đầu tư của Nhà máy Điện gió Chi Lăng và Nhà máy Điện gió Ái Quốc lên tới gần 20.000 tỷ đồng (hơn 700 triệu USD). 

Thời gian nghiên cứu khảo sát dự kiến hai dự án này là từ tháng 12/2020 đến tháng 12/2022. Thời gian phát điện dự kiến là 2024 - 2025.

Thông tin Tập đoàn General Electric của Mỹ muốn khảo sát làm nhà máy điện gió có quy mô “khủng” ở địa bàn như tỉnh Lạng Sơn rất được chú ý. Bởi trong những năm gần đây, các dự án điện gió ở nước ta chỉ chủ yếu tập trung từ tỉnh Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam.

General Electric được biết đến là tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng tái sinh, chăm sóc sức khỏe, dầu khí, hàng không... Đây là một trong những công ty Mỹ đầu tiên thiết lập chi nhánh tại Việt Nam vào năm 1993 với văn phòng đại diện đầu tiên tại Hà Nội. Sau đó, năm 2001, công ty mở văn phòng tại TP. HCM.

Đến năm 2003, General Electric thành lập Công ty TNHH GE Việt Nam với 100% vốn đầu tư của General Electric hoạt động ở nhiều mảng về dịch vụ hậu mãi thiết bị y tế, thiết bị điện và năng lượng. Đặc biệt, General Electric là một trong những tập đoàn sản xuất tua bin gió hàng đầu thế giới và đang cung cấp nhiều tua bin cho thị trường Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…