Techcombank ghi nhận 1 tỷ USD lợi nhuận trước thuế, đặt kế hoạch LNTT 27 nghìn tỷ đồng trong 2022

Ngày 23/04/2022, Ngân hàng TCMP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông năm 2022 (ĐHĐCĐ). Đại hội đồng Cổ đông đã thông qua các nghị quyết, bao gồm Kế hoạch Kinh doanh năm 2022.
Techcombank ghi nhận 1 tỷ USD lợi nhuận trước thuế, đặt kế hoạch LNTT 27 nghìn tỷ đồng trong 2022

2021 là một năm đầy thách thức do làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19 lan rộng khắp cả nước, tác động tới kinh tế và xã hội của Việt Nam trên quy mô lớn hơn so với năm 2020. Trong giai đoạn khó khăn này, vai trò của Techcombank càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng an toàn và tiện lợi tới các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Nhờ các khoản đầu tư từ trước vào công nghệ và hạ tầng số hóa, Ngân hàng đã duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng tài chính xuyên suốt thời gian giãn cách kéo dài, đồng thời đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho cán bộ nhân viên.

Để hỗ trợ các khách hàng trong thời gian đại dịch, Techcombank đã mở rộng gói hỗ trợ COVID-19, tiến hành cơ cấu gần 11,8 nghìn tỷ đồng dư nợ trong năm 2020 và 2021, đồng thời miễn giảm 540 tỷ đồng lãi suất. Với sự đồng hành của Ngân hàng, rất nhiều khách hàng gặp khó khăn bởi đại dịch đã có thể thu xếp việc trả nợ, giúp giảm mạnh tổng dư nợ tái cơ cấu xuống 1,9 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021 (tương đương 0,5% tổng dư nợ). Bên cạnh đó, Techcombank cũng đóng góp khoảng 400 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội, bao gồm ủng hộ quỹ vắc xin, xây dựng bệnh viện, trang thiết bị y tế và các khoản hỗ trợ trực tiếp khác cho người bệnh và gia đình của họ.

Các khoản đầu tư vào số hóa và dữ liệu, cùng với cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất tới khách hàng, đã giúp Techcombank đạt được kết quả tài chính vững chắc bất chấp những khó khăn và thách thức của đại dịch. Năm 2021, Ngân hàng ghi nhận 37,1 nghìn tỷ đồng tổng thu nhập (TOI), tăng 35,4% so với 2020, nhờ tăng trưởng mạnh mẽ từ thu nhập lãi (NII) và thu nhập hoạt động dịch vụ (NFI).

Techcombank là ngân hàng thương mại tư nhân đầu tiên tại Việt Nam gia nhập “câu lạc bộ tỷ đô” năm 2021, với lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 23,2 nghìn tỷ đồng, tăng 47,1% so với 2020.

Đây là năm thứ năm liên tiếp Techcombank ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số. Ngân hàng cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép lợi nhuận trong giai đoạn 2016-2021 với mức kỷ lục 50,0%/năm.

Trong năm 2021, tổng sản của Techcombank tăng trưởng 29,4% lên 568,7 nghìn tỷ đồng và dẫn đầu ngành về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ở mức 3,7%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 50,5% vào cuối 2021, cũng thiết lập một kỷ lục khác trong toàn ngành ngân hàng tại Việt Nam. Techcombank cũng ghi nhận tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 15,0%, tỷ lệ nợ xấu (NPL) 0,7%, và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLC) là 162,9%, qua đó phản ánh việc quản lý rủi ro thận trọng.

Các cổ đông của Techcombank đồng thuận cao với kế hoạch giữ lại toàn bộ lợi nhuận để đầu tư vào số hóa, dữ liệu và nhân tài, đồng thời hỗ trợ đà tăng trưởng của Ngân hàng như đã đề ra trong chiến lược 2021-2025. Mặc dù vẫn tồn tại một số bất ổn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và ngành Ngân hàng trong năm 2022 Ban lãnh đạo Techcombank tự tin vào vị thế mà Ngân hàng đang có để có đi đầu, cùng khách hàng tham gia sâu rộng vào sự phục hồi kinh tế khi Việt Nam dần thoát khỏi đại dịch.

Năm 2022, Ngân hàng đặt kế hoạch LNTT 27 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2% so với 2021. Tín dụng của Ngân hàng được dự kiến tăng 15,0% lên 446,6 nghìn tỷ đồng hoặc cao hơn, trong mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tiền gửi của khách hàng sẽ tăng trưởng phù hợp với tín dụng thực tế khi Ngân hàng tiếp tục phát huy thế mạnh từ việc tối ưu hóa việc quản lý tài sản nợ - có (ALM). Techcombank có kế hoạch duy trì nợ xấu dưới 1,5%.

Techcombank cũng báo cáo việc tăng vốn điều lệ lên 35,2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,18%, với kế hoạch phát hành 6,3 triệu cổ phiếu ESOP cho CBNV.

ĐHĐCĐ cũng nhất trí thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Techcombank, Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT để phù hợp với điều Luật mới số 3/2022/QH15.

Xem thêm

Doanh nghiệp yếu kém không được phát hành trái phiếu

Doanh nghiệp yếu kém không được phát hành trái phiếu

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại "Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế".

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...