Tencent cấm ngoáy mũi, đội quần... trên dịch vụ phát trực tiếp WeChat

Tencent đã công bố danh sách hàng chục "vi phạm" phổ biến trên dịch vụ phát trực tiếp WeChat của mình trong nỗ lực giữ gìn môi trường trực tuyến văn minh.

Ứng dụng WeChat của nhà điều hành Tencent với hơn 1 tỷ người dùng vốn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc. Bên cạnh việc liên lạc, WeChat còn có thể được sử dụng cho mọi thứ, từ thanh toán hoá đơn cho đến đặt vé máy bay. Và mới nhất vào năm ngoái, Tencent đã tung ra một tính năng phát sóng trực tiếp có tên là “Channels”.

Trong một nỗ lực để “dọn dẹp” nền tảng này, Tencent đã chính thức công bố một danh sách hàng chục "vi phạm" phổ biến mà họ đã phát hiện thông qua “Channels”. 

Và tất cả những hành vi có mặt trong danh sách đều sẽ bị cấm thực hiện trên nền tảng. Điều này bao gồm bất kỳ hành động khiêu khích nào như “liếm môi”, “tập trung ống kính vào một bộ phận”, “tét mông”…. Hay thậm chí việc xem bói, ngoáy mũi và đội quần lên đầu cũng không được phép.

Tencent cũng đưa ra ví dụ về các kiểu trang phục bị cấm sử dụng khi phát sóng trực tuyến, bao gồm bikini, tất lưới hay áo choàng tắm… Bất kỳ ai để lộ hình xăm cũng sẽ vi phạm các quy tắc của WeChat.

Tính năng livestream trên WeChat có hàng triệu người sử dụng.
Tính năng livestream trên WeChat có hàng triệu người sử dụng. 

Các vi phạm khác bao gồm nói về nội dung chính trị nhạy cảm, cho phép trẻ dưới tuổi vị thành niên tổ chức phát sóng trực tiếp hay quảng bá nội dung liên quan đến cờ bạc.

Các “gã khổng lồ công nghệ” Trung Quốc hiện đang nằm trong tầm kiểm soát gắt gao của các cơ quan quản lý. Phát sóng trực tiếp (live stream) là một lĩnh vực mà các nhà chức trách đã theo dõi chặt chẽ khi nó trở nên phổ biến hơn bao giờ hết vào thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...