Tetra Pak đầu tư mở rộng nhà máy, khẳng định niềm tin vào phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch

Ngày 16/9, Công ty Tetra Pak công bố sẽ đầu tư thêm 5 triệu euro cho nhà máy sản xuất vỏ hộp giấy trị giá 120 triệu euro của doanh nghiệp Thụy Điển này tại Bình Dương, tái khẳng định niềm tin vào sự phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch Covid-19.
Tetra Pak đầu tư mở rộng nhà máy, khẳng định niềm tin vào phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch

“Khoản đầu tư thêm trị giá năm triệu euro này thể hiện niềm tin của chúng tôi vào sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch.” ông Eliseo Barcas, Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam cho biết. “Nó sẽ giúp chúng tôi phục vụ khách hàng tốt hơn khi công suất được tăng thêm, cung cấp các loại hộp giấy hấp dẫn hơn, đồng thời giảm thiểu tác động môi trường.”

Dự kiến, khoản đầu tư mới sẽ giúp tăng sản lượng hàng năm của nhà máy từ 11,5 tỷ vỏ hộp hiện tại lên 16,5 tỷ vỏ hộp, nhờ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vỏ hộp giấy tiệt trùng ở trong nước và khu vực. Ngoài ra, nhà máy sẽ được trang bị thêm để có thể sản xuất các loại vỏ hộp giấy cao cấp thay thế hàng nhập khẩu.

Việc đầu tư nâng cấp cũng sẽ bao gồm hạng mục lắp đặt 2.300 tấm pin mặt trời trên phần mái của nhà máy. Đây là nỗ lực của công ty trong việc hiện thực hóa tham vọng loại bỏ triệt để phát thải khí nhà kính từ toàn bộ hoạt động công ty vào năm 2030.

“Trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang bị bủa vây bởi những thách thức do đại dịch, việc Tetra Pak mở rộng đầu tư tại Việt Nam là một điểm sáng rất tích cực, thể hiện vị trí dẫn đầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bao bì thực phẩm,” ông Trần Quang Trung – Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết. “Việc mở rộng này sẽ giúp cho các nhà sản xuất có thể yên tâm về nguồn cung và chất lượng nguyên liệu bao bì, đặc biệt trong giai đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt nghẽn như hiện nay. Việc có nguồn nguyên liệu đóng gói ngay tại địa phương như ở nhà máy Tetra Pak Bình Dương là một lợi thế lớn không chỉ cho các nhà sản xuất sữa mà cả ngành thực phẩm đồ uống nói chung.”

Khoản đầu tư này là minh chứng cho chiến lược trọng tâm mà Tetra Pak không ngừng theo đuổi là bảo vệ thực phẩm, con người và trái đất, một chiến lược có vai trò ngày càng quan trọng trong bối cảnh đại dịch.

“Đại dịch cho thấy tầm quan trọng của thực phẩm an toàn và bổ dưỡng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Trong chín tháng qua, cùng với các nhà sản xuất thực phẩm trong nước, chúng tôi đã mang đến cho người dân Việt Nam khoảng 7 tỷ đơn vị thực phẩm dạng lỏng đóng gói trong vỏ hộp giấy, đạt mức tăng trưởng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái.” Tổng Giám đốc Tetra Pak Việt Nam cho biết.

“Đặc tính nhẹ và tiệt trùng của vỏ hộp giấy giúp việc vận chuyển và bảo quản thực phẩm trở nên dễ dàng và an toàn mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay,” ông Eliseo Barcas bổ sung.

Khi làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại Bình Dương, Tetra Pak Bình Dương là một trong những nhà máy đầu tiên trong tỉnh phát động chế độ làm việc và sinh hoạt tại chỗ nhằm bảo vệ nhân viên, đồng thời duy trì hoạt động sản xuất.

Tất cả các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu như điều hòa không khí, thực phẩm, vệ sinh, hỗ trợ y tế, phòng tập thể dục, thể thao và các phương tiện giải trí đã được Tetra Pak Bình Dương bố trí, trang bị đầy đủ nhằm đảm bảo sức khỏe, tinh thần và thể chất cho khoảng 260 người lao động của nhà máy.

“Mọi việc không hề đơn giản khi chúng tôi buộc phải đưa ra quyết định khó khăn là để cán bộ công nhân viên nhà máy thực hiện sinh hoạt, ăn nghỉ tại chỗ vào đầu tháng 7. Nhưng tới nay, tôi rất vui khi tất cả cán bộ công nhân viên nhà máy đều mạnh khỏe và bình an” Ông Eliseo chia sẻ. “Mỗi nhân viên tại nhà máy đều thể hiện quyết tâm đáng khâm phục, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, đảm bảo tiếp tục thực hiện cam kết bảo vệ những điều tốt đẹp của Tetra Pak.”

Nhà máy Tetra Pak Bình Dương được đưa vào hoạt động từ giữa năm 2019 và là nhà máy thứ 8 của Tetra Pak tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhà máy sản xuất hộp giấy tiệt trùng cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN, Úc và New Zealand.

Năm 2020, nhà máy Tetra Pak tại Bình Dương đạt chứng nhận LEED Vàng – Phiên bản 4 khắt khe nhất, giúp nhà máy tiết kiệm 17,6 triệu lít nước, tái sử dụng, tái chế 65% lượng chất thải và giảm phát thải 4.000 tấn CO2 ra môi trường mỗi năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…