Thanh tra tỉnh Gia Lai “chỉ mặt điểm tên” hàng loạt cán bộ TP Pleiku, Sở Tài nguyên môi trường

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành vừa chính thức ký, ban hành kết luận chỉ rõ, lãnh đạo TP Pleiku và Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) đã "hợp sức" phá nát quy hoạch đô thị Gia Lai.
Thanh tra tỉnh Gia Lai “chỉ mặt điểm tên” hàng loạt cán bộ TP Pleiku, Sở Tài nguyên môi trường

Cụ thể, theo kết luận, đã có 1.523 thửa đất tách không đúng quy định, trong đó có 351 thửa được "hợp thức hóa" chuyển sang đất ở. Tổng cộng có 21 vị trí của 10 phường, xã bị san lấp, phân lô, bán nền với 33 ha (332.477,6 m2), trong đó phân lô, tách thửa là hơn 32 ha (321.023,6m2).

Bên cạnh đó, văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) chi nhánh TP Pleiku, Phòng TNMT TP Pleiku và UBND TP Pleiku đã thao túng tách thửa trên đất nông nghiệp cho 18 vị trí. Mỗi vị trí được tách có diện tích thấp nhất từ 1.000m2 đến gần 100.000m2 và từ đây hình thành 1.532 thửa đất để bán nền trái phép như nêu.

Được biết, việc tách thửa đất nông nghiệp phải được UBND tỉnh quy định diện tích tối thiểu mới được tách. Thế nhưng, khi UBND tỉnh chưa có quy định thì Văn phòng ĐKĐĐ chi nhánh TP Pleiku, Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh đã đo vẽ địa chính, thẩm định.

Như vậy, việc Sở TNMT cấp giấy CNQSDĐ là vượt quyền, làm trái quy định của nhà nước, tiếp tay cho việc phân lô, bán nền, trục lợi.

Đáng nói, trong khi đoàn gồm các sở: Sở Xây dựng, Sở TNMT, UBND TP Pleiku và Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh họp, đề nghị UBND tạm dừng tách thửa để chờ UBND tỉnh ban hành quy định về diện tích tối thiểu được tách theo Nghị định của Chính phủ.

Thay vì tham mưu cho tỉnh về quy định trên, Sở TNMT lại đề nghị UBND tỉnh tiếp tục cho tách thửa với lý do: "Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất".

Theo thống kê, có hàng trăm trường hợp được UBND TP Pleiku và Sở TNMT chuyển đổi mục đích đất không đúng quy hoạch của tỉnh phê duyệt, "tạo điều kiện" cho việc phân lô, bán nền trái phép.

Đó là, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của TP Pleiku được UBND tỉnh phê duyệt là đất nông nghiệp nhưng kế hoạch sử dụng đất của thành phố các năm 2016, 2017, 2018 là đất ở.

Như vậy, UBND TP Pleiku đã tự soạn thảo Kế hoạch sử dụng đất và Sở TNMT chủ trì thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt là trái quy định.

Những cán bộ bị Thanh tra tỉnh chỉ mặt điểm tên vì tiếp tay cho việc phá nát quy hoạch Gia Lai, gồm: Giám đốc (GĐ) Sở TNMT, Phó GĐ Sở TNMT Trần Xuân Hùng, Phó Chủ tịch TP Pleiku Nguyễn Kim Đại, Phó GĐ Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Lê Xuân Khanh, cán bộ Đặng Thanh Tài; nguyên GĐ Văn phòng ĐKĐĐ TP.Pleiku Nguyễn Thị Hậu, đương kim GĐ Văn phòng ĐKĐĐ TP Pleiku Trương Đức Vinh, hai Phó GĐ Nguyễn Thành Tiên, Chu Đức Thành; Trưởng phòng TNMT TP Pleiku - Phạm Bá Trường; hai Phó phòng TNMT Ngô Xuân Hiền, Cao Duy Hiền cùng các công chức của Phòng TNMT TP Pleiku Nguyễn Thị Phương Uyên, Lê Gia Chương, Nguyễn Thị Phước Vân, Nguyễn Tiến Dũng cùng hàng loạt Chủ tịch xã, phường trên địa bàn TP Pleiku.

>>Chung cư Quốc Cường Gia Lai quận 7: Muốn giữ nguyên sai phạm, cần làm rõ 5 vấn đề

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…