The CrownX tiếp tục là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của Masan

Doanh thu thuần 2022 của Masan Group dự kiến lên đến 100.000 tỷ đồng với động lực tăng trưởng đến từ chiến lược cao cấp hóa, tăng trưởng ở các ngành hàng cốt lõi và phát kiến mới, cùng với việc gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua chuỗi WCM và các nhà bán lẻ thương mại hiện đại khác.
The CrownX tiếp tục là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của Masan

Tập đoàn Masan công bố bản phân tích chi tiết kết quả kinh doanh chưa kiểm toán Quý 1/2022 với nhiều kết quả nổi bật trong các mảng tiêu dùng, bán lẻ.

Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu thuần hợp nhất của Masan đạt 18.189 tỷ đồng, giảm nhẹ 8,9% so với mức 19.977 tỷ đồng của Quý 1/2021 do tác động của việc chuyển nhượng mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Ngoại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi dựa trên cơ sở so sánh tương đương, doanh thu thuần tăng trưởng 11,9% so với cùng kỳ nhờ vào tốc độ tăng trưởng hai chữ số tại Masan Consumer Holdings và Masan High-Tech Material cũng như doanh thu tăng nhẹ tại WinCommerce.

Wincommerce
Quý I/2022, WinCommerce mở mới 109 điểm bán cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ của hệ thống bán lẻ này.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Triết lý “Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm” đã dẫn dắt Masan chuyển đổi vượt bậc thành nền tảng Tiêu dùng – Công nghệ như ngày hôm nay. “Niềm tin về Người tiêu dùng” sẽ không bao giờ thay đổi và luôn là kim chỉ nam để Masan sáng tạo và tiên phong các xu hướng tiêu dùng mới. Trong đó, “Trí tuệ Nhân tạo” là động lực thúc đẩy chuyển đổi, giúp Masan tạo ra các sản phẩm và dịch vụ độc đáo phục vụ cho từng cá nhân với chi phí tối ưu nhất. Ngày hôm nay, chúng tôi đã có trong tay một nền tảng ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo và Máy học hàng đầu, có thể mang lại những giá trị to lớn cho đời sống tiêu dùng mỗi và mọi ngày. Chúng tôi tin rằng công nghệ AI và ML chính là con đường duy nhất để đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng một cách chính xác qua cả nền tảng offline cũng như online.”

The CrownX, nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp WinCommerce (WCM) và Masan Consumer Holdings, đạt doanh thu thuần 13.450 tỷ đồng, tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ vào nỗ lực tăng trưởng doanh thu của MCH và việc gia tăng số lượng cửa hàng tại WCM. Quý 1/2022, WCM đã mở 109 điểm bán mới cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ của hệ thống bán lẻ này. Trong năm nay, The CrownX sẽ tận dụng năng lực AI (Trí tuệ nhân tạo) và Machine Learning (Máy học) để gia tăng năng suất kinh doanh và tối ưu chi phí. Công nghệ mới sẽ cải thiện các hoạt động kinh doanh chính của TCX như: lựa chọn điểm bán lẻ, dự đoán cung cầu, chọn lọc và phát triển sản phẩm, cũng như bán hàng và tiếp thị. Về lâu dài, việc phát triển nền tảng bán lẻ tích hợp AI sẽ giúp Masan cung cấp các giải pháp công nghệ tài chính cho người tiêu dùng chưa có tài khoản ngân hàng, cho ra mắt chương trình khách hàng thân thiết đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân và giúp khách hàng tiếp cận hàng hóa một cách thuận tiện hơn thông qua kênh mua sắm nhu yếu phẩm trực tuyến và hệ thống chuỗi cung ứng thông minh.

The CrownX
The CrownX, nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp WinCommerce và Masan Consumer Holdings, đạt doanh thu thuần 13.450 tỷ đồng, tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Do tác động của việc chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi, doanh thu của Masan MEATLife  giảm 80,2% so với cùng kỳ, đạt 931 tỷ đồng trong Quý 1/2022, chỉ bao gồm doanh thu từ mảng kinh doanh thịt. Hiện tại, Trên cơ sở so sánh tương đương, loại trừ doanh thu đến từ mảng thức ăn chăn nuôi, doanh thu thuần của MML chỉ giảm nhẹ 5,4% do giá bán thịt heo giảm trong khi khối lượng bán ra tăng cao.

Với giá hàng hóa tăng mạnh và nhu cầu toàn cầu ở mức cao, Masan High-Tech Materials đạt doanh thu thuần 3.930 tỷ đồng trong Quý 1/2022. 

Techcombank công ty liên kết của Masan đạt mức lợi nhuận trước thuế 6,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 23% YoY. Masan tin rằng ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định và tích hợp giả định này trong dự phóng tài chính của năm 2022.

Masan Group
Masan Consumer Holdings đạt doanh thu thuần 6.448 tỷ đồng trong Quý I/2022, tăng trưởng 17,4% so với cùng kỳ với hầu hết các ngành hàng đều đạt tăng trưởng hai chữ số.

Theo dự báo sơ bộ, có thể thay đổi theo quyết định phê duyệt của Tập đoàn, trong năm tài chính 2022 doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group ước tính sẽ từ 90 nghìn tỷ đồng – 100 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22% – 36% so với mức 74,2 nghìn tỷ đồng (loại trừ doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi) trong năm 2021.

Trong năm tài chính 2021, doanh thu từ các mảng kinh doanh phục vụ người tiêu dùng (không bao gồm mảng thức ăn chăn nuôi và Masan High - Tech Materials) đóng góp 68% vào tổng doanh thu và dự kiến sẽ tăng lên 85% trong năm tài chính 2022. Động lực tăng trưởng đến từ chiến lược cao cấp hóa, tăng trưởng ở các ngành hàng cốt lõi và phát kiến mới, cùng với việc gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua chuỗi WCM và các nhà bán lẻ thương mại hiện đại khác. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…