Thêm 02 doanh nghiệp bị nghi ngờ về khả năng hoạt động sau khi bị HOSE hủy niêm yết

Trong Báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2022 của CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (mã PXS – sàn UPCoM), Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đưa ra cơ sở kết luận nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Thêm 02 doanh nghiệp bị nghi ngờ về khả năng hoạt động sau khi bị HOSE hủy niêm yết

Cụ thể, tại thời điểm thực hiện soát xét, kiểm toán chưa thu thập được dự toán chi phí đã được HĐQT Công ty phê duyệt đối với các dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam hoặc các tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương.

Do đó, Kiểm toán không thể đánh giá được sự phù hợp của doanh thu, giá vốn mà công ty đã ghi nhận từ hai dự án nói trên cũng như ảnh hưởng của các yếu số liệu đó tới Báo cáo tài chính giữa niên độ.

Theo báo cáo, tính tới 30/6/2022, đối với dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Công ty đã ghi nhận 752,99 tỷ đồng doanh thu và 765,76 tỷ đồng giá vốn (doanh thu thấp hơn giá vốn); đối với dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam, Công ty đã ghi nhận doanh thu 2.391,9 tỷ đồng và giá vốn 2.355,9 tỷ đồng.

Trước đó, Báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán bởi một đơn vị kiểm toán khác. Trong đó, kiểm toán đã đưa ra kết luận ngoại trừ liên quan đến khoản giảm “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” ghi nhận không đúng niên độ trong năm 2021.

Công ty đang theo dõi giá trị quyền sử dụng đất liên quan đến khu đất tại số 2, Nguyễn Hữu Cảnh (Bà Rịa – Vũng Tàu) với nguyên giá 15,17 tỷ đồng, hao mòn 5,45 tỷ đồng. Khu đất được chuyển đổi mục đích đầu tư dự án Khu phức hợp chung cư cao ốc, Văn phòng và đã đưa vào sử dụng năm 2014.

Năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hồi khu đất này để cấp lại quyền sử dụng cho các chủ sở hữu thuộc dự án. Trong đó, Công ty có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn với đất ở tầng 1, 2, 3, 4, 5, tầng kỹ thuật, và tầng kỹ thuật mái.

Hiện tại, kiểm toán không thể đánh giá được ảnh hưởng của các bất động sản này đến Báo cáo tài chính bán niên do CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí chưa tính giá trị quyền sử dụng khu đất này vào giá thành của dự án. 

Đối với vấn đề cần nhấn mạnh, kiểm toán cho biết tại thời điểm ngày 30/6/2022, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 252 tỷ đồng. Sự kiện này cùng với các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí.

Lỗ lũy kế 400,73 tỷ đồng, lợi nhuận gộp âm 22,1 tỷ đồng

Về hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2022, Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí ghi nhận doanh thu đạt 268,24 tỷ đồng, giảm 51,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 37,45 tỷ đồng, giảm 39,82 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 2,37 tỷ đồng).

Trong đó, Công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp ghi nhận âm 22,1 tỷ đồng, giảm 40,96 tỷ đồng so với cùng kỳ (cùng kỳ ghi nhận dương 18,86 tỷ đồng).

Với việc ghi nhận lỗ trong 6 tháng đầu năm đã nâng lỗ lũy kế đến ngày 30/6/2022 lên 400,73 tỷ đồng, bằng 66,8% vốn điều lệ.

Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí giảm 7% so với đầu năm về 1.077,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 439,6 tỷ đồng, chiếm 40,8% tổng nguồn vốn; tồn kho đạt 293,1 tỷ đồng, chiếm 27,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 123 tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Trong đó, đáng chú ý tính tới cuối quý II, tài sản ngắn hạn đạt 516,8 tỷ đồng, nợ ngắn hạn 768,9 tỷ đồng. Như vậy, nợ ngắn hạn nhiều hơn tài sản ngắn hạn 252,1 tỷ đồng.

Công ty đang có sự mất cân đối kỳ hạn khi sử dụng 252,1 tỷ đồng nợ ngắn hạn (dưới 1 năm) tài trợ cho tài sản dài hạn (kỳ hạn lớn hơn 1 năm).

Tính tới 30/6/2022, cơ cấu cổ đông của Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí gồm Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã PVX – sàn UPCoM, Công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) sở hữu 50,97% vốn điều lệ; Công ty TNHH Mepcorn Offshore & Marine sở hữu 10% vốn điều lệ; và còn lại 39,03% thuộc về nhóm cổ đông khác.

Trước đó, Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu PXS của CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy dầu khí. Theo đó, 60 triệu cổ phiếu PXS sẽ chính thức hủy niêm yết tại HoSE vào ngày 24/6/2022.

Lý do huỷ niêm yết là tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2019, năm 2020 và năm 2021 của PXS, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu PXS trên HoSE là ngày 23/6.

Xem thêm

“Thành phố ngàn hoa” lên kế hoạch nhập khẩu giống hoa có bản quyền

“Thành phố ngàn hoa” lên kế hoạch nhập khẩu giống hoa có bản quyền

Dự kiến sẽ có tổng số gần 1,3 triệu hạt, ngọn, cây, lá, củ giống hoa các loại được nhập về phục vụ sản xuất hoa tại Lâm Đồng như: hoa hồng, hoa rum (calla lily), amaryllis, hoa thủy tiên, hoa chi đại kích (albuca spiralis), hoa cúc, thược dược, mao lương, trạng nguyên… với trị giá hơn 14,7 tỷ đồng.
Năm 2050: Việt Nam sẽ có 14 cảng hàng không quốc tế

Năm 2050: Việt Nam sẽ có 14 cảng hàng không quốc tế

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn số 3960/CHK-QLC gửi Bộ Giao thông vận tải báo cáo công tác rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Gần 23 triệu học sinh trên cả nước dự lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023

Gần 23 triệu học sinh trên cả nước dự lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023

Sáng 05/9, gần 23 triệu học sinh trên cả nước dự lễ khai giảng năm học mới. Lễ khai giảng năm học mới năm nay được nhiều trường chú tâm xây dựng các chương trình đặc biệt đón học sinh đầu cấp, tổ chức các hoạt động gắn với văn hóa truyền thống, hoặc các chủ đề được ưu tiên thực hiện trong năm học.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...