Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025
Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp chỉ số.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Hội nghị lần này là một trong những hoạt động thường xuyên của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp chỉ số.

“Để phát triển thị trường chứng khoán ổn định và bền vững, Chính phủ đã đề ra các định hướng, chiến lược, các cơ quan quản lý, trực tiếp là Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán trong việc xây dựng giải pháp, thực hiện các mục tiêu nhằm phát triển thị trường chứng khoán an toàn, ổn định với lộ trình phát triển dài hạn. Trong đó, nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trên hành trình phát triển dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ, nỗ lực xây dựng và triển khai các giải pháp, cũng như kết quả đạt được của các cơ quan quản lý, trực tiếp là Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán thời gian qua. Đối với việc đáp ứng các tiêu chí nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã cơ bản đáp ứng các tiêu chí của FTSE Russell.

Ông Julian Casal, Điều phối viên lĩnh vực tài chính của Ngân hàng Thế giới cho hay, kể từ tháng 8/2023, Uỷ ban Chứng khoán công bố các giải pháp ngắn hạn sẽ được triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận tốt hơn chứng khoán Việt Nam.

Trong đó nổi bật là giải pháp gỡ bỏ yêu cầu có đủ tiền trước khi đặt lệnh mua chứng khoán của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, rất nhiều biện pháp đã được triển khai quyết liệt và mang lại hiệu quả. Chỉ sau một năm, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC và các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã được trực tiếp trải nghiệm dịch vụ kể từ ngày 2/11/2024. Sau 4 tháng triển khai, theo các số liệu từ các ngân hàng lưu ký đã có đến trên 50% các giao dịch của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài sử dụng cơ chế không yêu cầu có đủ tiền trước khi đặt lệnh.

“Những kết quả như vậy đã phản ánh sự quyết tâm, cũng như hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi”, ông Julian Casal nói.

Thông qua thông tin chia sẻ tại hội nghị và thực tế ghi nhận, các đại biểu cũng bày tỏ sự đánh giá rất cao lộ trình phát triển thị trường vốn Việt Nam theo hướng ổn định, lành mạnh, bền vững, đặc biệt là công bố gần đây về lộ trình thực hiện các hành động nhằm tạo thuận lợi cao nhất cho các nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận, đầu tư và giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Những hành động và lộ trình thực hiện cụ thể đã được cơ quan quản lý công bố chính thức đã được ghi nhận tích cực, dù rằng đây không phải là các tiêu chí về nâng hạng theo tiêu chuẩn của FTSE mà Việt Nam cần phải đáp ứng, như: cơ chế tài khoản giao dịch tổng (omnibus account), cơ chế giao tiếp STP giữa công ty chứng khoán và ngân hàng lưu ký, triển khai hệ thống công nghệ thông tin KRX, xây dựng và vận hành cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm (CCP), và đặc biệt là việc ủng hộ thành lập nhóm Đối thoại chính sách với các tổ chức đầu tư nước ngoài…

Trao đổi với các đại biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cũng tiếp tục nhấn mạnh về quan điểm, chủ trương của Chính phủ, chính sách của Bộ Tài chính đều đề ra mục tiêu và mong muốn phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng ổn định, chất lượng, minh bạch, lành mạnh và bền vững.

“Việt Nam quán triệt mục tiêu xây dựng thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng, chủ yếu cho phát triển kinh tế đất nước. Dù còn nhiều thách thức, đặc biệt là tình hình kinh tế, tài chính, thương mại trên toàn cầu, nhưng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết tâm giữ nguyên mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GPD từ 8% trở lên trong năm 2025, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số cho giai đoạn tới. Vì vậy, Việt Nam cần nguồn lực vốn rất lớn cho mục tiêu này và trong đó, nguồn lực vốn trung, dài hạn từ thị trường vốn có vai trò quan trọng. Do đó, chúng tôi hiện nay có thể tiếp tục nghiên cứu và tạo điều kiện phát triển các sản phẩm như trái phiếu công trình, trái phiếu dự án… nhằm đa dạng nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ khu vực tư nhân, thúc đẩy cơ chế hợp tác công tư (PPP) nhằm thực hiện các dự án hạ tầng quan trọng của đất nước góp phần phát triển kinh tế, cũng như đa dạng các kênh đầu tư, huy động vốn cho các chủ thể tham gia thị trường”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Trong phần thảo luận tại hội nghị, nhiều câu hỏi của các đại diện đến từ các tổ chức tài chính quốc tế, nhất là các nhà đầu tư, quỹ đầu tư… đã được Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán và các đơn vị chuyên môn trả lời trực tiếp và rõ ràng. Nhiều ý kiến đã bày tỏ sự đồng thuận và đánh giá cao những cam kết, nỗ lực triển khai thực tế, nhất là tinh thần chủ động, cầu thị và sẵn sàng đối thoại, chia sẻ, tháo gỡ vướng mắc để đạt hiệu quả cao nhất từ thực tiễn của Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán.

Tại hội nghị lần này, các tổ chức xếp hạng thị trường như FTSE Russell và các tổ chức tài chính quốc tế, các hiệp hội nhà đầu tư tiếp thể hiện cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán trong nỗ lực cải cách, xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp lý và triển khai thực tiễn, nhằm tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam năng động, hấp dẫn đối với cộng đồng nhà đầu tư trong nước, quốc tế, đóng góp hiệu quả hơn nữa vào phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...