Tại Hội thảo, các diễn giả đã trình bày về các ứng dụng của thép cán nguội, thách thức và cơ hội cho thiết kế thép cán nguội tại Việt Nam, thép trong mô hình nền kinh tế tuần hoàn cũng như các tiêu chuẩn Úc dành cho thép cán nguội.
Thép cán nguội, hay còn được gọi là thép thành mỏng hoặc thép tạo hình nguội, có thành mỏng dưới 04 mm, được gia công nguội giúp gia tăng khả năng chịu lực và giới hạn chảy lên đến 30%. Thép cán nguội thường được ứng dụng trong xây dựng, giao thông, chế tạo ô tô, hàng gia dụng….
Theo GS.TS. Đoàn Định Kiến, nguyên giảng viên Đại học Xây dựng, những ưu điểm của thép tạo hình nguội trong xây dựng: tiếp kiệm thép, giảm trọng lượng kết cấu từ 30% - 50%, chế tạo hoàn toàn công nghiệp hóa, vận chuyển, lắp đặt nhanh chóng do nhẹ hơn, đa dạng kiến trúc – kết cấu vì có thể tăng thêm kết cấu dễ dàng, dễ bảo trì, sửa chữa…
Chia sẻ về ứng dụng của thép cán nguội tại Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Văn Hiệp - Nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết: Đối với các công trình xây dựng dân dụng yêu cầu tiến độ thi công nhanh và độ sắc sảo, tinh tế trong kiến trúc, lắp ghép bằng thép cán nguội là giải pháp tiết kiệm thời gian. Phần mái có thể tạo hình với nhiều kiểu dáng kiến trúc. Ví như giải pháp Smartruss hoặc các tấm lợp Lysaght của BlueScope Lysaght đáp ứng các yêu cầu về kiểu dáng kiến trúc, hài hòa với các kết cấu cong và phức tạp, thể hiện tốt ý tưởng thiết kế của kiến trúc sư.
Tuy nhiên, một thách thức với thép cán nguội được các diễn giả chia sẻ tại Hội thảo là tại Việt Nam hiện nay chưa có tiêu chuẩn tính toán thiết kế và tiêu chuẩn nghiệm thu dành cho loại vật liệu này. Các kỹ sư và kiến trúc sư phải dựa vào thông số của các nhà sản xuất để đưa vào thiết kế.
Bên cạnh đó, tương tự như thép, thép cán nguội là vật liệu tái chế 100% và được coi là loại vật liệu bền vững. Theo bà Bùi Phương Mai - Phó Tổng Giám Đốc Chuỗi cung ứng NS BlueScope Việt Nam, về mặt thời gian, sản phẩm thép có thể chia thành 3 phần: Một là vòng đời dài, ví dụ như những cây cầu dùng được hơn 100 năm - chiếm 50%, hai là phần vòng đời trung bình chiếm 40% và thứ ba là những sản phẩm sử dụng trong đời sống hàng ngày như bao bì thì chiếm khoảng 10%.
Tỷ lệ tái chế thép trên thế giới cũng ở mức cao. Ông Trương Anh Hải - Phó Tổng Giám Đốc HSE NS BlueScope Việt Nam chia sẻ: Mỗi năm thế giới tái chế hơn 600 triệu tấn thép. Mỗi tấn thép tái chế sẽ giúp giảm thiểu 1,7 tấn CO2 cho bầu khí quyển. Như vậy, sử dụng thép tái chế sẽ bảo đảm nguồn tài nguyên thiên nhiên hơn so với sản xuất hay khai khoáng từ mỏ.
NS BlueScope Lysaght Việt Nam được biết đến là doanh nghiệp tiên phong giới thiệu công nghệ thép thành mỏng và sóng Klip Lok vào Việt Nam từ những năm 1993 thông qua các giải pháp thép của Lysaght. Hiện nay, Lysaght đang cung cấp các giải pháp ứng dụng thép cán nguội cho nhà xưởng như giải pháp Ranbuild, tấm sàn thép Bondek, nhà thép tiền chế Probuild; cho giàn mái với hệ giàn thép mạ trọng lượng nhẹ Smartruss; cho nông nghiệp công nghệ cao với giải pháp Agrished, cho mái và vách với các sóng tôn của giải pháp roofing & walling.
Hiện nay, nhiều công trình tiêu biểu tại Việt Nam đang sử dụng thép cán nguội từ NS BlueScope Việt Nam như tòa nhà cao nhất Việt Nam - Landmark 81 đang sử dụng Bondek II hay các trang trại chăn nuôi công nghệ cao của các doanh nghiệp đầu ngành chăn nuôi như CP…
Tiếp nối Hội thảo này, NS BlueScope Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi khóa học trực tuyến về thép cán nguội nhằm mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn sinh viên năm cuối lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật, kiến trúc sư và tư vấn thiết kế. Khóa học được giảng dạy bởi Tiến sĩ Phạm Cao Hùng, giảng viên cao cấp về kỹ thuật kết cấu thép tạo hình nguội của Đại Học Sydney Úc.