Thép Dana - Ý đang tình trạng "nguy kịch"?

Theo kiểm toán, khả năng thanh toán trong 12 tháng tới của Thép Dana-Ý hoàn toàn phụ thuộc vào việc có được các ngân hàng, bên liên qua, cổ đông hỗ trợ tài chính hay không.
Thép Dana - Ý đang tình trạng "nguy kịch"?

Những đánh giá này được Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC (AAC) nêu trong báo cáo của CTCP Thép Dana - Ý (mã: DNY) khi công ty công bố khoản lỗ ròng gần 358 tỷ đồng, tăng 45 tỷ đồng so với con số tại báo cáo tự lập. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp ngừng sản xuất, “đắp chiếu” trong suốt cả năm do dính dáng đến ô nhiễm môi trường.

Bị dừng hoạt động nhưng trong năm 2019, công ty vẫn ghi nhận 21 tỷ đồng doanh thu thuần chủ yếu nhờ thanh lý hoặc xuất trả một số vật tư thiết bị có thời gian sử dụng ngắn và một phần nguyên liệu để trang trải kinh phí.

Tuy nhiên, dù không hoạt động nhưng trong năm qua Thép Dana - Ý vẫn phải chi khoản chi phí tài chính 57 tỷ đồng, trả lãi vay 38 tỷ đồng, chi phí duy trì doanh nghiệp 9,1 tỷ đồng...

Từ những thực tế này, AAC đã đặt dấu hỏi về giá trị thực tế của các khoản mục tài sản ghi nhận vào thời điểm 31/12/2019 tại báo cáo tài chính.

Kiểm toán viên cho biết không thể thu thập được bằng chứng thích hợp về tính hiện hữu của toàn bộ giá trị hàng tồn kho, tức gần 489 tỷ đồng ghi nhận thời điểm cuối 2019.

Thêm nữa các tài sản của Thép Dana – Ý gồm gần 489 tỷ đồng hàng tồn kho, gần 398 tỷ đồng tài sản cố định hữu hình và 297 tỷ đồng chi phí xây dựng dở dang đã bị hoen rỉ và suy giảm chất lượng.

Do đó đơn vị kiểm toán viên lưu ý rằng số liệu tại báo cáo tài chính vẫn chỉ là những con số theo giá trị ghi sổ ban đầu chưa tính đến sự điều chỉnh nào liên quan đến việc sụt giảm giá trị. Với các tài liệu kế toán được cung cấp vào thời điểm lập báo cáo, kiểm toán viên không thể định lượng được giá trị của các tài sản đã nêu trên.

Ngoài ra một số khoản nợ phải trả của Thép Dana – Ý trị giá gần 16 tỷ đồng cũng chưa được đối chiếu xác nhận tại thời điểm 31/12/2019.

Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng nhấn mạnh, khả năng thanh toán trong 12 tháng tới hoàn toàn phụ thuộc vào việc có được các ngân hàng, các bên liên quan, các cổ đông cung cấp các khoản tín dụng, khoanh nợ gốc, nợ lãi vay, hỗ trợ tài chính hay không.

Ngoài những khó khăn chung của ngành thép nói chung, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với Thép Dana –Ý là án phạt đình chỉ hoạt động 6 tháng do gây ô nhiễm môi trường theo kết luận thanh tra và quyết định của UBND TP. Đà Nẵng được ban hành từ tháng 10/2018; và vụ kiện mà doanh nghiệp sẽ phải chờ tòa ở vị trí nguyên đơn.

Dẫn theo kết luận của Thanh tra thành phố Đà Nẵng, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu dự án 2 nhà máy thép (Thép Dana Ý và Thép Dana Úc) không phù hợp với quy định. Kết luận này đưa ra cơ sở cho quyết định đình chỉ hoạt động nhà máy của doanh nghiệp này.

Thép Dana Ý đã đâm đơn khởi kiện UBND TP. Đà Nẵng và đòi bồi thường 400 tỷ vì cho rằng doanh nghiệp được cấp phép đầy đủ, việc không di dời được nhà dân cư quanh nhà máy không phải trách nhiệm của doanh nghiệp mà là trách nhiệm của chính quyền khi vẫn cấp phép cho dân xây dựng. Doanh nghiệp không chấp nhận bị rút phép dừng nhà máy mà chính quyền phải đưa ra phương án phù hợp.

Khởi kiện từ tháng 5/2019, theo Luật, Thép Dana-Ý sẽ phải chờ để vụ án được xét xử trong vòng 4 tháng kể từ thời gian tòa thông báo thụ lý và 2 bên không có/không công nhận kết quả hòa giải.

Theo một chuyên gia tài chính cho biết, Thép Dana-Ý đang có nhiều bất lợi trên sàn chứng khoán khi giá cổ phiếu DNY nằm sàn ở mức 1.800 đồng/cp, thanh khoản thấp. Nếu tiếp tục được hoạt động, doanh nghiệp này chỉ có cơ hội tìm kiếm để tăng cường năng lực vốn nếu kết nối được với các đối tác chiến lược, có nhu cầu xâm nhập thị trường miền Trung và khu vực xuất khẩu Đông Nam Á mà Thép Dana Ý đã xây dựng được mạng lưới. 

Xem thêm

Rạng Đông lần đầu báo lỗ

Rạng Đông lần đầu báo lỗ

CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (mã: RAL) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2019 với khoản lỗ ròng gần 36 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 71 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ông Dương Văn Bắc, tân Tổng giám đốc Novaland

Novaland có Tổng giám đốc mới

Ông Dương Văn Bắc tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính và Ngân hàng của Trường Đào tạo Thạc sỹ Quản lý đa ngành tại Việt Nam (CFVG), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, chuyên sâu về định giá, thị trường tài chính và tiền tệ.

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...