Thị trường bất động sản: Khó bứt phá nửa cuối năm?

Trong nửa đầu năm 2019, giao dịch trên thị trường BĐS ghi nhận sự sụt giảm, đánh giá về triển vọng của những tháng cuối năm nay, nhiều chuyên gia nhận định sẽ không có biê
Thị trường bất động sản: Khó bứt phá nửa cuối năm?

Giao dịch trên thị trường ghi nhận sự sụt giảm

Nguồn cung giảm, giao dịch cũng giảm

Mới đây, Công ty tư vấn BĐS Savills Việt Nam công bố chỉ số giá BĐS tháng 5/2019 cho hai thị trường chính là Hà Nội và TP HCM.Theo đó, giá nhà ở tại cả 2 thị trường đều tăng nhẹ: TP HCM tăng 1 điểm theo năm đạt 95,4 điểm; Hà Nội tăng 3 điểm, đạt 107,2 điểm.

Tuy nhiên, ghi nhận ở cả hai thị trường, tổng lượng giao dịchBĐS đều có sự sụt giảm. Tại Hà Nội, lượng giao dịch chỉ đạt 31,5% so với quý IV-2018 và bằng 75,7% so với cùng kỳ. Tại TP HCM, giao dịch đạt 37% so với quý IV- 2018 và bằng 49% so với cùng kỳ.

Cụ thể, từ đầu năm 2019 đến nay, nguồn cung nhà ở tại Hà Nội giảm 25% so với cùng kỳ năm 2018. Tại TP HCM, mức độ giảm mạnh hơn khi tổng nguồn cung giảm gần 50%.

Bức tranh toàn cảnh thị trường căn hộ TP HCM có chiều hướng giảm do nhiều nguyên nhân. Trong đó, chủ yếu do các hoạt động như tăng cường rà soát tình trạng pháp lý tại hàng loạt các dự án trên địa bàn thành phố, hạn chế cấp phép dự án mới trong giai đoạn 2018-2020 khiến thị trường căn hộ sụt giảm đáng kể.

Tuy nguồn cung giảm nhưng giá lại có chiều hướng tăng, ông lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM, bất chấp thị trường ảm đạm, giá BĐS vẫn cao. Cụ thể, tại TP HCM, giá căn hộ tăng từ 10 đến 30%, đất nền nhiều nơi tăng gần 30-40%.

Tâm lý chung của cả nhà đầu tư và khách hàng đều đang có sự lo lắng về bong bóng BĐS, do Chính phủ đã có những bước đi hạn chế nguồn tín dụng vào BĐS, dự báo sắp tới sẽ còn siết chặt hơn nữa.

Tuy giá rao tăng, nhưng số lượng giao dịch lại không tăng do ảnh hưởng từ việc kiểm soát dòng vốn tín dụng. Thông tư 16/2018/TT-NHNN (ngày 31/7/2018) của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT- NHNN, quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống còn 40%, đã tác động mạnh đến các giao dịch. Do khó tiếp cận vốn, giá nhà lại tăng liên tục, nên nhu cầu đầu tư và mua bán BĐS giảm mạnh.

Chưa vội xuống tiền

Chia sẻ tại Diễn đàn “Xu hướng đầu tư BĐS 2019”, ông Nguyễn Trần Nam – Nguyên Thứ Trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, điểm mạnh nhất của thị trường BĐS Việt Nam là sức cầu và thanh khoản rất lớn.

“Thị trường của chúng ta về trung và dài hạn sẽ rất tốt, tốc độ đô thị hoá còn độ mở rất lớn. Theo tính toán, trung bình mỗi năm có 1 triệu người chuyển từ khu vực nông thôn sang các khu đô thị. Tâm lý người dân thích dành dụm mua nhà. Điều quan trọng là cung ứng được cho cầu này một cách có chất lượng”, ông Nam nhìn nhận.

Tuy nhiên, ông Nam cũng đặt câu hỏi:“Tại sao thị trường BĐS đang phát triển tốt từ 2014 đến 2018 nhưng sang đầu năm 2019 lại giảm? BĐS thì cần tiền và đất nhưng cả hai đều giảm”.

Theo ông Nam, đang có sự lo lắng về bong bóng BĐS, do đó Chính phủ đã có những bước đi hạn chế nguồn tín dụng vào BĐS, dự báo sắp tới sẽ còn siết chặt hơn nữa.

Tâm lý chung của cả nhà đầu tư và khác hàng đều đang có sự lo lắng về bong bóng bất động sản do chính phủ đã có những bước đi hạn chế nguồn tín dụng vào thị trường ngày và dự báo sắp tới sẽ còn siết chặt hơn nữa.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu muốn thanh khoản được sản phẩm thì buộc nhà đầu tư phải có thêm nhiều chính sách khách hàng, như: quà tặng, chiết khấu... “Vì vậy, có thể khẳng định trong 6 tháng cuối năm 2019 thị trường BĐS trung và cao cấp sẽ không có sự biến động về giá hay nói cách khác với nhiều hơn những chính sách cho khách hàng thì một số sản phẩm sẽ chứng kiến sự giảm giá đôi chút so với thời điểm hiện tại”.

Cũng theo đánh giá, sau khoảng thời gian 6 tháng cuối năm nhà đầu tư cũng phải đẩy mạnh thanh khoản nhằm mục đích thu hồi vốn và chuẩn bị nguồn để đầu tư vào năm kế tiếp, vì vậy khách hàng và nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cho mình một sản phẩm thích hợp về thiết kế và khả năng tài chính của mình.

Ngoài ra, việc siết chặt chính sách tín dụng tài chính sẽ buộc các chủ đầu tư phải xây dựng cơ chế mới cho lộ trình phát triển của DN mình, ngoài ra đối với các nhà đầu tư thứ cấp cũng xác định được mức đầu tư hợp lý nhất đối với tiềm lực của mình.

Từ đó, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo rằng trong thời điểm thị trường khan hiếm nguồn cung cục bộ thì các nhà đầu tư, khách hàng đừng nên vội vã “xuống tiền” bởi đây chính là thời gian thử thách để xem lại hướng đi của thị trường.

>> HoREA đưa ra 8 khuyến nghị với doanh nghiệp trước lộ trình siết tín dụng

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…