Thị trường bất động sản: Tăng trưởng và Thận trọng

Tối 14/4, 54 DN BĐS đã được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam 2018. Đây là giải thưởng tôn vinh các DN và dự án hoặc dự án và đóng góp xuất sắc cho sự phát t
Thị trường bất động sản: Tăng trưởng và Thận trọng

Thành công

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2017 đã tiếp tục tăng trưởng ổn định, tích cực. Giá bất động sản tăng nhẹ so với năm 2016; thanh khoản thị trường ở mức cao, tồn kho giảm; cơ cấu hàng hoá bất động sản đã bước đầu được điều chỉnh hợp lý hơn, hướng tới nhu cầu thực của thị trường; vốn đầu tư vào bất động sản tăng mạnh, đáng chú ý là các loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng….

Bất động sản là ngành kinh doanh được ưa chuộng nhất trong năm 2017, với số DN thành lập mới và cung-cầu trên thị trường đều tăng cao so với năm 2016. Cụ thể, trong năm qua, số DN thành lập mới tăng 62% về lượng và 66,5% về vốn đăng ký mới so với 2016. Số DN bất động sản niêm yết tăng từ 11 lên gần 60 DN. Nhiều DN công bố doanh thu tăng gấp đôi so với năm trước.

Đồng thời, số vốn đăng ký kinh doanh cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên đến 30% tổng vốn đăng ký, tương đương 388.376 tỷ đồng. bất động sản cũng là ngành có vốn đăng ký bình quân trên 1 DN cao nhất, đạt 76,7 tỷ đồng.

"Năm 2017, cả nước có 218 dự án nhà ở được chào bán, cung cấp ra thị trường 13.585 nhà phố, biệt thự, 22.710 nền đất, 22.837 sản phẩm condotel và 78.877 căn hộ; giá các phân khúc văn phòng cho thuê, căn hộ khép kín, căn hộ để bán, mặt bằng bán lẻ tăng 5-10%.

Trên thị trường, cả nước có 218 dự án nhà ở được chào bán, cung cấp ra thị trường 13.585 nhà phố, biệt thự, 22.710 nền đất, 22.837 sản phẩm condotel và 78.877 căn hộ; giá các phân khúc văn phòng cho thuê, căn hộ khép kín, căn hộ để bán, mặt bằng bán lẻ tăng 5-10%. Hà Nội và TP. HCM vẫn là địa phương giữ vai trò chủ đạo trong phân khúc căn hộ

Đặc biệt, với 22.837 căn condotel được chào bán, 2017 là năm bùng nổ của phân khúc sản phẩm bất động sản này. Hầu hết các sản phẩm condotel được chào bán tại các địa phương phát triển mạnh du lịch như Bình Thuận, Đà Nẵng, Phú Quốc, Quảng Ninh Nha Trang, Khánh Hòa… với 77,7% có mức giá chào bán từ 35-70 triệu/m2; Tỷ lệ hấp thụ trên thị trường đạt khoảng 80%.

Cùng với đó, lượng bất động sản tồn kho cũng giảm mạnh. Tính đến 20/11/2017, tồn kho bất động sản còn hơn 25.700 tỷ đồng, giảm gần 80% so với con số 102.800 tỷ đồng trong quý I/2013 và giảm 17% so với 31.000 tỷ đồng thời điểm tháng 12/2016.

Dòng vốn tư nhân đổ vào thị trường này tăng tới 60% so với năm 2016. Trong khi đó, tổng dự nợ cho vay đầu tư vào kinh doanh bất động sản cũng tăng 5% so với đầu năm, với khoảng 400.000 tỷ đồng, chiếm 6,5% tổng dư nợ. Đáng chú ý, trong năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào BĐS tới 3,05 tỷ USD, tăng 54,8 so với cùng kỳ năm trước...

"Trong 2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào BĐS tới 3,05 tỷ USD, tăng 54,8 so với cùng kỳ năm trước...

Nhưng vẫn rủi ro

Nhiều chuyên gia dự đoán, năm 2018 sẽ là một năm tiếp tục thành công của thị trường bất động sản. Phân khúc căn hộ vừa túi tiền vẫn giữ vai trò chủ đạo; loại hình condotel tiếp tục bùng nổ tại các thành phố du lịch và các địa phương được quy hoạch thành khu kinh tế – hành chính đặc biệt; xu hướng phát triển dự án xanh, đồng bộ về tiện ích sẽ ngày càng phổ biến… Dự báo đến năm 2020, thị trường bất động sản sẽ vẫn tiếp tục đà tăng trưởng và xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A) ở lĩnh vực này có khả năng bùng nổ trong giai đoạn từ nay đến năm 2020” – Vietnam Report nhận định.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM cũng nhận định, trường bất động sản 2018 sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, đặc biệt là phân khúc căn hộ vừa túi tiền có 1-2 phòng ngủ, có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn; phân khúc thị trường cao cấp sẽ có sự tái cấu trúc mạnh để phù hợp với yêu cầu thị trường; phân khúc thị trường condotel, đất nền phân lô sẽ tiếp tục tăng nóng.

Còn theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện nhằm tạo lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý lành mạnh thị trường bất động sản như Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; các Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng…

Những chính sách hiệu quả của Nhà nước giúp cho tình hình kinh tế vĩ mô có được những điều kiện tốt để phát triển lâu dài. Thêm vào đó, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42), có hiệu lực từ ngày 15/8/2017 làm lành mạnh hoạt động tín dụng, xử lý tài sản bảo đảm mà phần lớn là bất động sản, tạo nguồn lực cho nền kinh tế cũng như giúp tái khởi động lại nhiều dự án bất động sản.

Tuy nhiên, để thị trường BĐS phát triển ổn định, bền vững vẫn còn phải tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đến lĩnh vực BĐS và thị trường BĐS; hành lang pháp lý vẫn cần bổ sung, hoàn thiện để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển BĐS.

Các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị, đất đai… đang chưa được chú trọng đúng mức, gây tình trạng quy hoạch lỗ mỗ, tạo khó khăn cho lộ trình triển khai thực hiện đầu tư, tái cấu trúc lĩnh vực bất động sản và thị trường bất động sản, dễ dẫn đến tình trạng phát triển bất động sản tự phát, phong trào, không theo quy luật thị trường.

"Nguy cơ bong bóng BĐS vẫn tiềm ẩn khi trong năm 2017, tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 471.022 tỷ đồng (hơn 21 tỷ USD).

Các DN bất động sản cũng còn cần chủ động, tích cực tái cấu trúc DN, tái cơ cấu đầu tư nhằm hướng các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán của người tiêu dùng.

“Các DN cần tạo dựng uy tín, thương hiệu... Phát huy mạnh mẽ vai trò của các Hiệp hội trong phản biện chính sách, cầu nối Nhà nước và DN”, Phó Thủ tướng nói.

Ngoài ra, nguy cơ bong bóng BĐS vẫn tiềm ẩn khi trong năm 2017, tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 471.022 tỷ đồng (hơn 21 tỷ USD). Tín dụng BĐS đang “ẩn nấp” trong tín dụng tiêu dùng là rất lớn: Tín dụng mua, sửa chữa nhà ở tăng tới 76,5% và hiện chiếm gần 53% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam 2018 có 8 hạng mục: Nhà phát triển bất động sản uy tín nhất (11 giải); Khu đô thị tốt nhất (6 giải); Dự án bất động sản nghỉ dưỡng tốt nhất (5 giải); Tòa nhà văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại tốt nhất (3 giải); Dự án khu nhà ở đáng sống nhất (10 giải); Dự án công trình xanh tốt nhất (5 giải); Sàn giao dịch bất động sản xuất sắc nhất (7 giải) và Dự án nhà ở xã hội tốt nhất (7 giải).

Trong đó, hạng mục nhà phát triển đầu tư bất động sản uy tín nhất là giải thưởng uy tín nhất được trao cho 11 DN, bao gồm: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng, Tập đoàn Novaland, Công ty Cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền, Tập đoàn CEO,  Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Phúc Khang, Công ty Cổ phần Tập đoàn BRG, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Tập đoàn GELEXIMCO), Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn phát triển Phú Mỹ Hưng.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…