Thị trường rung lắc, VN-Index sắp bước vào nhịp điều chỉnh sâu?

Chứng khoán đảo chiều, VN-Index mất hơn 8 điểm trước áp lực chốt lời...

Thị trường rung lắc, VN-Index sắp bước vào nhịp điều chỉnh sâu?

Phiên giao dịch ngày 13/3 khép lại với sự phân hóa rõ rệt trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dù VN-Index có thời điểm bật tăng trong phiên sáng nhờ lực đẩy mạnh từ nhóm cổ phiếu trụ, đặc biệt là bộ ba họ Vingroup, nhưng áp lực bán gia tăng vào buổi chiều đã khiến chỉ số quay đầu giảm điểm.

Kết phiên, VN-Index mất 8,41 điểm (-0,61%), lùi về mốc 1.326,27 điểm. Sắc đỏ chiếm ưu thế khi toàn thị trường ghi nhận 366 mã giảm, áp đảo hoàn toàn so với 121 mã tăng. Thanh khoản tiếp tục sôi động với tổng khối lượng giao dịch hơn 1,068 tỷ đơn vị, tương ứng giá trị 24.495,1 tỷ đồng, tăng hơn 13% về khối lượng và gần 12% về giá trị so với phiên trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 71,1 triệu đơn vị, đạt 1.378 tỷ đồng.

Áp lực chốt lời xuất hiện trên diện rộng sau chuỗi 7 tuần tăng liên tiếp, đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm ngân hàng, bất động sản và công nghiệp. Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt điều chỉnh, với STB giảm 1,89%, TCB mất 1,97%, EIB lao dốc 2,86%, HDB giảm 2,11%, BID giảm 1,71%...

Ở nhóm bất động sản, sắc đỏ cũng bao trùm khi DXG giảm 3,02%, SZC mất 2,5%, KBC giảm 2,48%, PDR lao dốc 3,41%. Nhóm công nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng khi VCG giảm sâu 5,43%, CTD mất 4,61%, BCG giảm 4,22%, GEE mất 4,23%...

Dù áp lực bán mạnh nhưng thị trường vẫn có những điểm sáng nhờ nhóm cổ phiếu trụ cột. VIC bất ngờ tăng trần, VHM nhích 1,81%, VRE tăng 2,73%, bên cạnh đó MSN tăng 2,47%, FPT tiến 0,44%, GVR tăng 0,81%, SSI nhích 0,94%... Những mã này đã góp phần quan trọng vào việc kìm hãm đà giảm của VN-Index.

VIC dẫn đầu về mức độ tác động với hơn 3,3 điểm đóng góp cho chỉ số, tiếp theo là VHM với gần 0,9 điểm, MSN mang lại hơn 0,6 điểm. Tổng cộng, nhóm 10 cổ phiếu tích cực nhất đã giúp thị trường giữ lại gần 6,1 điểm.

Một tín hiệu đáng chú ý khác là giao dịch khối ngoại đảo chiều sang mua ròng hơn 83 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 153 tỷ đồng, trong khi trên HNX và UPCoM lần lượt bán ròng 48 tỷ và 21 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2025-03-13-luc-172948.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

VN-Index có thể hạ nhiệt với mức 1320 - 1325 điểm

Chứng khoán Yuanta

Nhà đầu tư xem xét chiến lược Long tại vùng 1385 điểm và chốt lời 1395 điểm, dừng lỗ 1383 điểm. Vị thế Short xem xét tại 1395-1400 điểm, dừng lỗ 1402 điểm. Chiến lược theo xu hướng ngắn hạn thì nhà đầu tư giữ vị thế quan sát chờ điểm vào mới. Chỉ số có thể hạ nhiệt với mức 1320 - 1325 điểm.

VN-Index dao động, HNX-Index hướng mục tiêu 245

Chứng khoán Phú Hưng

VN-Index kết phiên với mẫu hình nến sao rơi cho thấy lực cung vẫn chi phối trên vùng cao. Thanh khoản chưa thật sự bùng nổ cũng ám chỉ sự thận trọng của dòng tiền trong chiều mua lên. Bên cạnh đó, hoạt động luân chuyển ở nhóm trụ lớn vẫn đang diễn ra, trong khi ở nhóm Mid-cap, dòng tiền có vẻ chững lại và phân hóa hơn. VN30 cũng cho tín hiệu giằng co với khớp lệnh giảm, trong khi HNX-Index đã vượt qua cản 240 và mục tiêu tiếp theo là hướng tới khu vực 245.

Nhìn chung, vận động thị trường có lẽ nghiêng về đi ngang, tuy nhiên, nếu đà lan tỏa vẫn kém, nhà đầu tư cân nhắc kịch bản thị trường có thể hạ nhiệt và điều chỉnh về mức hỗ trợ 1320 - 1325 điểm để kiểm định lực cầu. Chiến lược chung là nắm giữ, cơ cấu dứt khoát nếu có cổ phiếu bị vi phạm.

Chốt lời hợp lý, tận dụng cơ hội mua trong nhịp rung lắc

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Nhà đầu tư nên chậm lại và tránh rơi vào trạng thái quá mua. Đồng thời, nên cân nhắc chốt lời ngắn hạn đối với các cổ phiếu đã tăng nhanh đến vùng kháng cự hoặc đang gặp khó khăn tại vùng cản để gặt hái thành quả và dành nguồn lực cho cơ hội khác tốt hơn.

Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể cân nhắc khả năng rung lắc mạnh của thị trường để khai thác cơ hội mua ngắn hạn với mức giá tốt tại các cổ phiếu, nên ưu tiên cổ phiếu có diễn biến khởi sắc từ nền hỗ trợ tốt hoặc đang có mẫu hình tăng giá tốt.

VN-Index vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì xu hướng tích cực

Chứng khoán Agribank

Sau nhịp tăng chớm vượt mốc kháng cự 1.340 điểm, lực cầu có phần suy yếu vào cuối phiên khiến VN-Index lui về gần mốc tham chiếu. Mặc dù áp lực chốt lời ngắn hạn có thể xuất hiện đan xen trong quá trình đi lên của chỉ số, VN-Index vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì xu hướng tích cực, hướng tới kháng cự 1.350 điểm khi dòng tiền duy trì ổn định với thanh khoản ở mức cao.

Nhận định trong ngắn hạn, nhà đầu tư chờ tăng tỷ trọng tại các nhịp rung lắc của thị trường trong phiên. Mốc hỗ trợ cần lưu ý 1.320- 1.325 điểm. Chú ý các nhóm ngành: Chứng khoán, ngân hàng và thép.

VN-Index vẫn đang duy trì xu hướng tăng giá

Chứng khoán Tân Việt

Xu hướng tăng giá vẫn sẽ tiếp diễn nhưng biên độ độ tăng sẽ thu hẹp dần và chỉ số sẽ có xu hướng hình thành nền giá tích luỹ mới. Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày mai kỳ vọng đà giảm sẽ sớm chấm dứt và chỉ số sẽ đóng cửa tăng điểm trở lại. Trong ngắn hạn hiện tại của VN-Index vẫn đang duy trì xu hướng tăng giá. Các nhịp rung lắc vẫn dự báo sẽ liên tục xuất hiện trong các phiên sắp tới.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thương gia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gây áp lực lên nhiều cổ phiếu lớn, dù dòng tiền nội địa vẫn giúp VN-Index duy trì sự ổn định. Các chuyên gia nhận định đây có thể là cơ hội tích lũy cổ phiếu tiềm năng nhưng nhà đầu tư cần thận trọng trước biến động thị trường...

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Phiên giao dịch ngày 11/3 chứng kiến những diễn biến đầy kịch tính trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index bật tăng mạnh mẽ vào cuối phiên, khép lại với mức tăng 2,26 điểm (+0,17%) lên 1.332 điểm, bất chấp áp lực điều chỉnh từ thị trường tài chính quốc tế...

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...