Thị trường tiền mã hoá đi xuống khiến nhiều công ty lao đao

Thị trường tiền mã hoá đang trải qua một giai đoạn khó khăn với quan ngại về việc lãi suất tăng đánh dấu sự chấm hết của dòng tiền giá rẻ. Giá bitcoin, tài sản mã hoá lớn nhất thế giới, đã giảm 56% từ đỉnh giá của năm nay.
Thị trường tiền mã hoá đi xuống khiến nhiều công ty lao đao

Đã có một số công ty tiền mã hoá đã nộp đơn bảo hộ phá sản hoặc bị ép buộc rơi vào tình thế cần tìm kiếm thêm vốn khẩn cấp. Cụ thể như sau:

BlockFi

Đối mặt với đợt nhu cầu rút tiền tăng mạnh và cú sốc đến từ 3AC, hôm 1/7, công ty cho vay mã hoá BlockFi ký một thoả thuận với FTX trong đó cung cấp cho BlockFi hạn mức tín dụng quanh vòng giá trị 400 triệu USD, cùng với đó là một lựa chọn cho phép FTX mua lại công ty với giá 240 triệu USD.

BlockFi chịu ảnh hưởng nặng nền từ đợt xuống giá của thị trường tiền mã hoá. Công ty này đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm cắt giảm chi phí hoạt động trong tháng 6, bao gồm cắt giảm 20% định biên nhân sự và giảm thù lao của các lãnh đạo điều hành. Trong một vòng gọi vốn hồi năm ngoái, BlockFi được định giá 3 tỷ USD.

Three Arrows Capital

Quỹ phòng hộ tiền mã hoá Three Arrows Capital (3AC) có trụ sở tại Singapore đã nộp hồ sơ phá sản hôm 1/7.

Từng là một “ông lớn” trong lĩnh vực đầu tư tiền mã hoá, sự sụp đổi của 3AC đến từ khoản đặt cược của công ty này vào Terra, hệ sinh thái đứng sau đồng tiền stablecoin terraUSD. Đồng token này đã gần như mất hoàn toàn giá trị vào tháng 5 năm nay, thổi bay khoảng 500 tỷ USD khỏi thị trường tiền mã hoá.

3AC đã không thể đáp ứng các yêu cầu bổ sung ký quỹ từ các đơn vị mà nó vay tiền. Kết quả là các công ty cho vay tiền số như BlockFi và Genesis Trading đã bán vị thế của công ty này. Theo hồ sơ toà án, các chủ nợ của 3AC nói rằng 3AC đang nợ họ hơn 2,8 tỷ USD.

Voyager

Công ty cho vay tiền mã hoá Voyager Digital từng là một “ngôi sao” trong thị trường tiền mã hoá với vốn hoá 3,74 tỷ USD hồi năm ngoái. Dù vậy, sự sụp đổ của 3AC đã khiến Voyager Digital cũng bị chịu ảnh hưởng nặng nề do với nhiều liên quan đến 3AC. Cụ thể, Voyager Digital không thể đòi lại số tiền 650 triệu USD từ công ty này.

Voyager Digital đệ trình hồ sơ phá sản vào hôm 6/7 và nói rằng nó vẫn còn 110 triệu USD giá trị tài sản tiền mã hoá và tiền mặt trong tay. U.S. Federal Deposit Insurance Corp cũng xác nhận đang điều tra hoạt động quảng bá tài khoản tiền gửi của Voyager do công ty này tự nhận các khoản tiền gửi được cơ quan này bảo hiểm.

Sàn giao dịch tiền mã hoá FTX và Alameda Research hiện đang đưa ra lời mời mua lại các khoản nợ và tài sản số của Voyager, ngoài trừ khoản vay cho 3AC. Nếu về tay FTX, khách hàng của Voyager cũng có thể rút tiền trở lại từ một tài khoản của FTX. Dù vậy, Voyager đang từ chối đề nghị này khi cho rằng đề nghị đưa ra quá thấp.

Celsius Network

Công ty cho vay tiền số Celsius Network đình chỉ hoạt động rút tiền vào ngày 12/6 và nộp hồ sơ phá sản 1 tháng sau đó với khoản thâm hụt 1,19 tỷ USD trên bảng cân đối tài chính. Trước đó, vào tháng 10 năm ngoái, Celsius Network từng được định giá 3,25 tỷ USD trong một vòng đầu tư.

Celsius Network đã vướng vào nhiều khó khăn đến từ các khoản đầu tư phức tạp trên thị trường tài sản mã hoá bán buôn. Celsius Network cũng thu hút vốn từ các nhà đầu tư cá nhân với hứa hẹn lợi nhuận hàng năm có thể lên tới 18,6%. Tuy nhiên, Celsius Network đã bị mất thanh khoản khi thị trường tiền số đi xuống.

Trong buổi điều trần đầu tiên liên quan đến phá sản, Celsius Network cho biết hoạt động đào bitcoin của công ty này có thể là một cách để nó có thể trả tiền lại cho các khách hàng.

Trong khi đó, cơ quan điều hành của một số bang đang điều tra quyết định chặn khách hàng rút tiền của Celsius Network, theo Reuters.

Vauld

Công ty cho vay mã hoá có trụ sở tại Singapore Vauld nộp hồ sơ bảo hộ khỏi các chủ nợ lên toà án Singapore vào ngày 8/7 sau khi đình chỉ hoạt động rút tiền vài ngày trước đó. Theo một báo cáo từ The Block, công ty này đang nợ các chủ nợ số tiền tới 402 triệu USD.

Vauld từng nhận được đầu tư từ nhiều nhà đầu tư như Valar Ventures, Pantera Capital và Coinbase Ventures.

Trong một bài đăng blog vào ngày 11/7, Vauld cho biết đang thảo luận một thương vụ bán mình cho một công ty cho vay mã hoá có tên Nexo tại London, Anh. Bên cạnh đó, Vauld cũng cân nhắc các lựa chọn liên quan đến tái cấu trúc khác.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...