Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ngày càng khắt khe với sản phẩm bền vững

Sản xuất xanh, xuất khẩu xanh, tiêu dùng xanh đã và đang trở thành xu hướng phát triển trên toàn cầu như một giải pháp tích cực giúp giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế…

Tiến tới phát triển ngành nông nghiệp bền vững
Tiến tới phát triển ngành nông nghiệp bền vững

Tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP 26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và hai cam kết khác có liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp là: “Cam kết tham gia sáng kiến, giảm phát thải khí methan toàn cầu” và “Cam kết thực hiện tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”.

Vì vậy, yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững trở nên rất quan trọng. Thực tế, để phát triển bền vững, nông nghiệp không thể chỉ làm một khâu như trồng trọt, chế biến, hay phân phối… Mà điều này yêu cầu cần phát triển bền vững trong cả chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, trong đó không thể thiếu vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp.

Phát biểu tại diễn đàn “Phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững”, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân khẳng định, phát triển hợp tác xã nông nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong bối cảnh mới, có nhiều yếu tố tác động mạnh mẽ, tạo ra những cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với phát triển hợp tác xã nông nghiệp, nhất là phát triển bền vững.

“Chỉ có hợp tác xã phát triển bền vững mới giúp ngành nông nghiệp của Việt Nam vượt qua thực trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Khi ấy, thu nhập của người nông dân tăng lên nhiều lần, nhờ dựa vào lợi thế quy mô, mua chung, bán chung”, bà Vân nhấn mạnh.

Cũng tại diễn đàn, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương cũng cho biết, đối với sản phẩm bền vững các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn.

Tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… người tiêu dùng ngày càng có xu hướng quan tâm nhiều việc bảo vệ môi trường bên cạnh chất lượng và giá cả sản phẩm. Các quốc gia phát triển này đã và đang triển khai chương trình phát triển xanh, khung pháp lý để nhập khẩu hàng hóa của các nước phải bảo đảm sản xuất xanh.

Bà Nga đã đưa ra một ví dụ điển hình, đó là thị trường châu Âu (EU), khu vực vốn được mệnh danh là thị trường tiềm năng nhưng rất khó tính, đang có xu hướng dịch chuyển rất mạnh sang tiêu dùng xanh, sạch, đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch động thực vật, các quy tắc về truy xuất nguồn gốc…

Các yêu cầu hết sức khắt khe của thị trường EU mới được cập nhật và phổ biến rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam như hướng dẫn 79/117/EEC của Ủy ban châu Âu (EC), dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phép tồn dư trên sản phẩm nhập khẩu vào EU rất thấp, gần như bằng 0.

z4910141941662_eaa3d99e8ed05f86babc38cbe56cf150.jpg
Diễn đàn “Phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững”

Nếu EU phát hiện có bất cứ một chất cấm nào tồn dư trong mẫu sản phẩm nhập khẩu, lô hàng đó sẽ bị từ chối và tiêu hủy, nhà cung cấp (xuất khẩu) sẽ phải chịu toàn bộ chi phí tiêu hủy, thậm chí có thể bị truy tố và bị áp lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm đó vào EU trong thời gian chờ đợi cơ quan có thẩm quyền của EU tiến hành điều tra và xử lý.

Hay quy định không gây mất rừng (EUDR) được EC. Theo đó, cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng, bao gồm cả các mặt hàng được nuôi hoặc sản xuất bằng các sản phẩm đó như da, chocolate, giấy in, đồ nội thất, than củi và một số dẫn xuất dầu cọ.

Các yêu cầu cầu nhà xuất khẩu phải tuân thủ các đạo luật về Thỏa thuận xanh châu Âu, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Quy định này buộc các nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa.

Bên cạnh đó, Luật Thẩm định chuỗi cung ứng bắt buộc các công ty quản lý chặt chẽ các tác động về môi trường trong cả sản xuất, kinh doanh. Đây là những thách thức lớn để được hưởng ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do EVFTA ngoài các điều kiện cơ bản như quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng.

Ngoài những tiêu chuẩn do nhà nước đặt ra thì các hệ thống phân phối (bán buôn, bán lẻ) châu Âu còn đặt ra những chính sách mua hàng hoặc các tiêu chuẩn riêng để ưu tiên phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường.

Với nền kinh tế định hướng về xuất khẩu như Việt Nam, việc chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp được xem là tất yếu và sống còn. Có thể thấy, phát triển nông nghiệp bền vững giờ đây không còn là vấn đề khuyến khích, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc của nhiều thị trường xuất khẩu.

“Vì vậy, nếu Việt Nam muốn tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản vào các thị trường có yêu cầu cao như EU thì không thể không quan tâm đến các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”, Phó Vụ trưởng nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Đại sứ Nga: "Việt Nam là một thị trường rất thú vị"

Đại sứ Nga: "Việt Nam là một thị trường rất thú vị"

Việt Nam là đối tác thương mại truyền thống của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay. Các loại hàng hóa tiêu dùng từ xứ sở bạch dương không chỉ chứa đựng tình cảm, sự gần gũi mà còn rất thiết thực đối với người dân Việt Nam...

Vàng thế giới và trong nước “rủ nhau” tăng giá

Vàng thế giới và trong nước “rủ nhau” tăng giá

Giá vàng thế giới vẫn giữ vững được đà tăng trên mốc hỗ trợ quan trọng 2.600 USD/ounce trong phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Trong nước, vàng miếng SJC tiếp tục tăng thêm 200.000 đồng/lượng…

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng trở lại trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, gây không ít bất ngờ cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp...