Các nữ doanh nhân hiến kế về các biện pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Việc đề cao mục tiêu phát triển doanh nghiệp bền vững là vô cùng quan trọng để giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu...

Bà Cao Thị Ngọc Dung, Phó chủ tịch Hội nữ Doanh nhân Việt Nam
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Phó chủ tịch Hội nữ Doanh nhân Việt Nam

Ngày 6/10, Diễn đàn nữ doanh nhân mùa thu với chủ đề “Phát triển bền vững: Góc nhìn từ Văn hóa doanh nghiệp & Quản trị công ty” đã diễn ra với sự góp mặt của hơn 200 nữ doanh nhân tiêu biểu, đại diện cho 33 Hội Nữ doanh nhân của các tỉnh thành phố - thành viên của Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE).

Đây là sự kiện thường niên được tổ chức bởi VAWE với sự đồng hành của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), và Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD).

Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Cao Thị Ngọc Dung, Phó chủ tịch Hội nữ Doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và là Thành viên HĐQT VIOD nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp: “Không một thương hiệu mạnh nào không được xây dựng trên một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Trong xu thế phát triển bền vững, văn hoá doanh nghiệp được coi là một yếu tố “lõi” của năng lực cạnh tranh, là nền tảng phát triển của doanh nghiệp. Khi nền tảng văn hoá vững thì doanh nghiệp mới phát triển bền vững”.

Cũng theo bà Dung, văn hóa doanh nghiệp có sức mạnh to lớn, truyền cảm hứng và tác động trực tiếp đến thái độ, động cơ và ý chí của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên của doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh là ý chí của nhà lãnh đạo “Ông chủ”, “Thủ lĩnh” được thể hiện bằng cam kết và hành động trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa kinh doanh có thể sẽ không giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận ngay tức thì, nhưng đây sẽ là nền tảng giúp ngày càng tăng ngưỡng chịu đựng, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, vượt qua mọi thử thách. Điều này có thể thấy rõ ràng trong những thời kỳ khủng hoảng, với những rủi ro phi truyền thống như đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu.

Trong hành trình xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa kinh doanh, bản thân người chủ doanh nghiệp – doanh nhân sẽ tạo dựng “ngân hàng” của sự tín nhiệm với các bên liên quan – hay trong kinh doanh, chúng ta vẫn thường nói là giữ “chữ tín”, chủ tịch HĐQT PNJ nhấn mạnh.

Bà Dung chia sẻ thêm, hiện nay, báo cáo về phát triển bền vững ESG – Môi trường (Environment), Xã hội (Social), Governance (Quản trị) đang được áp dụng để đo lường tính bền vững của một doanh nghiệp. Trong đó văn hóa doanh nghiệp là yếu tố xuyên suốt là nền tảng là bệ đỡ và là lực đẩy của cả E, S và G.

z4760084299803_19bc89a7c717be638746767321d70dc0.jpg
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiêm chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VCBSD), khẳng định kinh tế xanh là xu thế chung của thế giới, nhiều quốc gia đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết những thách thức về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Mỹ hay Liên minh châu Âu đều đưa ra những tiêu chuẩn cao về sản phẩm xanh. Các tổ chức quốc tế thì ưu tiên tín dụng cho các dự án xanh, thân thiện với môi trường.

Trong thời gian tới, đầu tư FDI của Việt Nam cần chú trọng chọn lọc các dự án có công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ cao, chính vì vậy, doanh nghiệp Việt cần tăng cường năng lực, điều chỉnh mô hình sản xuất kinh doanh để tiếp cận thị trường và nguồn vốn tín dụng xanh.

Ông Vinh cho biết VCCI đang xây dựng và sẽ công bố chỉ số xanh (PGI) trong năm 2023 với những mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, xây dựng bộ chỉ số độc lập đánh giá môi trường kinh doanh xanh cấp tỉnh, mức độ tuân thủ pháp luật về môi trường, thực trạng ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, trình độ quản lý và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp...

Thứ hai, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước trung ương và địa phương sử dụng trong hoạch định chính sách về đầu tư và môi trường, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi của địa phương.

Về mục tiêu phát triển bền vững trong doanh nghiệp, ông Darryl Dong – cán bộ quốc gia cấp cao của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam, khẳng định việc phát triển ESG trong doanh nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và có thêm các cơ hội kinh doanh mới.

“Đối với Việt Nam, chúng ta cần khách nước ngoài mua hàng và chúng ta cần các nhà đầu tư quốc tế. Chúng ta cần thế giới thấy rằng các công ty bản địa Việt Nam có thể vượt qua thử thách của các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp, xã hội và môi trường mạnh mẽ. Tuy nhiên, cánh cửa tiếp cận các thông lệ toàn cầu về ESG của Việt Nam vẫn chưa mở và do lượng vốn đầu tư lớn và kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này vượt quá so với thực tại của quốc gia”, ông Dong phân tích.

Theo khẳng định của cán bộ quốc gia IFC, việc thu hẹp khoảng cách về bình đẳng giới vô cùng quan trọng để thể hiện với thế giới rằng Việt Nam luôn vững vàng với các mục tiêu phát triển bền vững. Phụ nữ Việt Nam luôn phải đối mặt với những thiệt thòi. Họ phải chịu những tác động không cân xứng từ biến đổi khí hậu và tỷ trọng của họ trong lực lượng lao động thấp hơn đáng kể, 70% đối với phụ nữ so với 80% so với nam giới.

z4760084306477_27594d9d1e8c1fba0d6737629fcd8f45.jpg
Diễn đàn nữ doanh nhân mùa thu với chủ đề “Phát triển bền vững: Góc nhìn từ Văn hóa doanh nghiệp & Quản trị công ty”

Và có tới 60% phụ nữ phải làm việc trong các khu vực phi chính thức và dễ bị tổn thương, trong khi chỉ có 32% nam giới làm công việc này. Đây là những khoảng trống quá lớn không thể được bỏ qua. Về tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ lãnh đạo phải đối mặt với khoảng cách tài chính rất lớn hàng năm là 1,2 tỷ USD so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nam giới lãnh đạo.

Về thu nhập, phụ nữ có trình độ tương đương với nam giới kiếm được ít hơn 12% so với mức thu nhập của nam giới. Tại các doanh nghiệp Việt Nam, phụ nữ rất ít được đại diện, chỉ chiếm 18% số ghế trong hội đồng quản trị.

Bà Hà Thu Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam cho rằng việc thực hiện các mục tiêu ESG cần phải được thực hiện ở mọi quy mô doanh nghiệp, không cứ là những doanh nghiệp lớn mà cần phải được triển khai nghiêm túc ở các doanh nghiệp nhỏ hoặc kể cả các hộ kinh doanh cá thể nhằm đảm bảo con đường phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp và tổng thể nền kinh tế nói chung.

Xem thêm

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ấn tượng với những kết quả thiết thực, rất đáng khích lệ của các nữ doanh nhân

Chủ tịch VAWE: Khát vọng phát triển làm nên sức mạnh của các nữ doanh nhân Việt Nam

Phát biểu tại cuộc tiếp kiến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chiều nay 05/10 tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) chia sẻ, khát vọng phát triển đất nước là tinh thần cao nhất được lan tỏa, góp phần làm nên sức mạnh, ý chí và hành động của các doanh nghiệp thành viên VAWE...

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...