Thiết bị, vật tư y tế chống dịch Covid-19: Vừa thiếu, vừa rối

Sau thời gian cách ly, giãn cách đạt hiệu quả cao, dịch Covid-19 đang có nguy cơ bùng phát tại Việt Nam khi xuất hiện hàng trăm ca lây nhiễm tại cộng đồng. Nhu cầu vật tư, thiết bị phòng dịch và chống dịch của người dân, cơ sở y tế lại tiếp tục tăng cao.
Thiết bị, vật tư y tế chống dịch Covid-19: Vừa thiếu, vừa rối

Trong khi đó, các loại vật tư, thiết bị y tế luôn phức tạp và tiềm ẩn rủi ro với người dân và với chính các cơ quan y tế do đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên ngành trong quá trình lựa chọn và sử dụng.

Thiết bị chống dịch: Máy thở vẫn đang thiếu trầm trọng

Theo Bộ Y tế, cả nước hiện chỉ có khoảng 6.000 máy thở (gồm tất cả các loại). Số liệu này bao gồm cả 500 máy thở mà Bộ Y tế đã thương thảo và nhập khẩu thêm khi dịch lan rộng hồi đầu năm.

Theo Bộ Y tế, cả nước hiện chỉ có khoảng 6.000 máy thở (gồm tất cả các loại). Số liệu này bao gồm cả 500 máy thở mà Bộ Y tế đã thương thảo và nhập khẩu thêm khi dịch lan rộng hồi đầu năm.

Thông tin cần nhấn mạnh, trong số 6.000 mày thở này, hiện không rõ số lượng máy có chức năng cao cấp dùng cho bệnh nhân nặng (gồm cả bệnh nhân Covid-19) là bao nhiêu? Trong khi đó thì về số lượng, 6.000 máy này thậm chí còn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu điều trị cho các bệnh nhân hàng ngày hiện tại, chứ chưa bàn tới chuẩn bị cho dịch Covid-19 bùng phát.

Nói cách khác, nếu dịch Covid-19 tái bùng phát, khả năng thiếu máy thở chức năng cao phục vụ điều trị bệnh nhân nặng là đã đặt ra. Trong khi đó thì nguồn cung máy thở hiện đang rất khan hiếm trên toàn thế giới. Sau các lùm xùm mua thiết bị y tế vừa qua, các địa phương rất ngần ngại trong tìm kiếm mua thêm máy thở.

Trước khi bùng phát dịch Covid-19, giá máy thở tại các bệnh viện rất đa dạng, chênh lệch nhau rất lớn, tùy theo tính năng, thương hiệu, hãng sản xuất, dao động từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Khi dịch Covid-19 bùng phát, giá máy thở tăng cao, biến động mạnh theo từng loại, từng hãng sản xuất, và từng thời điểm do khan hiếm nguồn cung.

Đã thế, một lãnh đạo của Vụ trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) cho biết, việc thẩm định và so sánh để xác định giá hợp lý trong mua sắm vật tư y tế là rất khó. Bởi vật tư y tế hiện chưa có thông tư hướng dẫn riêng về giá kê khai, giá trúng thầu như đối với thuốc.

Theo TS.BS Đỗ Ngọc Sơn, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, máy thở được dùng trong điều trị hiện nay gồm rất nhiều loại, ví dụ như máy thở không xâm nhập, máy thở xâm nhập, máy thở dùng cho vận chuyển bệnh nhân nội viện, vận chuyển bệnh nhân ngoại viện, máy thở dùng cho cấp cứu, máy thở dùng cho phòng điều trị, máy thở dùng cho phòng hồi sức, máy thở dùng khí nén trung tâm, máy thở dùng khí nén tự cấp...

“Giá máy thở cũng giống như giá của chiếc xe ô tô. Không có chuyện chức năng giống nhau là giá phải bằng nhau. Trên giấy tờ, tính năng của máy thở có thể giống nhau nhưng kết quả lâm sàng trên bệnh nhân là rất khác nhau” - TS.BS nhấn mạnh.

Theo khảo sát, máy trợ thở dùng cho người bệnh tại nhà có giá rẻ, trung bình tầm 100 triệu đồng/máy. Nhưng nếu là máy thở dùng cho bệnh nhân nặng trong khoa hồi sức có thể ảnh hưởng lớn đến tính mạng của bệnh nhân, thì phải là loại máy thở công nghệ cao của các hãng sản xuất uy tín, có phần mềm điều khiển tinh vi, bộ vi xử lý và các sensor có độ nhanh nhạy chính xác cao, nhiều tính năng đi kèm. Do vậy, giá máy thở trong phòng cấp cứu có thể sẽ rất cao.

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất, với rất nhiều model máy thở khác nhau. Có thể kể đến những tên tuổi lớn hàng đầu thế giới như GE Healthcare, Draeger, Medtronic… cho đến các nhà sản xuất máy thở nhỏ như Phillips, ResMed… và cả một số nhà sản xuất không tên tuổi từ Trung Quốc, Hàn Quốc…

Ngay tại Việt Nam, khi dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát, nhiều nhà sản xuất trong nước, nhiều trường đại học, cá nhân… đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất máy thở các loại, với nhiều tính năng khác nhau…

Trong khi đó, nhu cầu điều trị bệnh nhân giữa các bệnh viện, giữa các khoa phòng, giữa các bệnh viện thực tế là rất khác nhau. Vì vậy, bài toán đặt ra cho các bệnh viện là trong quá trình đấu thầu mua sắm, làm sao xây dựng được yêu cầu cấu hình kỹ thuật hợp lý để có thể mua được máy thở với mức giá phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu điều trị bệnh nhân, đem lại hiệu quả thiết thực.

“Theo nghiên cứu chung của các nước đang điều trị dịch Covid-19, bình quân cứ 1.000 bệnh nhân thì sẽ có 200 ca bệnh nhân nặng cần hỗ trợ thở, trong đó, khoảng 50 - 70 bệnh nhân suy hô hấp nặng cần hỗ trợ điều trị bằng máy thở tối tân.

Trong nỗ lực kiểm soát tình hình dịch bệnh, nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Nga… đã cấm xuất khẩu một số loại trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống và điều trị bệnh Covid-19, trong đó có máy thở. Điều này khiến nguồn cung máy thở trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết”.

Vật tư phòng dịch: Giá phức tạp, chất lượng khó lường

Chỉ thời gian ngắn trước và sau 25/7 - thời điểm phát hiện ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại Đà Nẵng - cơ quan chức năng đã bắt giữ hàng loạt vụ gian lận kinh doanh, chất lượng vật tư y tế.

Tại phía Nam, ngày 30/7, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Tổ công tác 368 đã kiểm tra đột xuất và thu giữ hàng trăm ngàn khẩu trang 3M giả tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị Nam Anh (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM). Ước tính, các đối tượng có thể thu lợi hàng trăm triệu đồng nếu bán trót lọt lô khẩu trang giả này.

Ngày 1/8/2020, cơ quan QLTT phối hợp C05 và A03 - Bộ Công an kiểm tra đột xuất Công ty CP đầu tư may mặc V-Link tại Khu công nghiệp Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Qua đó phát hiện công tay này đang sản xuất không có sự cho phép chính hãng các loại khẩu trang y tế cao cấp The World, HAPAPOLO, An Lành Mask....

Cũng tại đây, cơ quan chức năng còn thu giữ 2.000 vỏ hộp gang tay cao su nhãn hiệu Powder Free Nitrile Glove, thùng cát tông nhãn hiệu Powder Free Nitrile và số lượng khẩu trang chưa thành phẩm chuẩn bị đóng bao đem đi tiêu thụ. Đặc biệt, lực lượng kiểm tra đã phát hiện hàng chục tấn găng tay y tế đã qua sử dụng được Công ty BM (thuê mặt bằng tại công ty V-Link) thu gom về tái chế, đóng hộp, bán ra thị trường. Trên những chiếc găng tay vẫn còn nguyên chữ viết của các cơ sở y tế.

Thông tin khảo sát cho thấy, sau khi thu gom găng tay y tế đã qua sử dụng với giá 5 triệu đồng/tấn, các đối tượng tham gia đã phân loại, vệ sinh, tái chế để đóng hộp, bán lại loại găng tay này như sản phẩm mới với giá cao, thu lợi hàng trăm triệu đồng. Mở rộng theo thông tin từ đường dây này, các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra thêm 4 cơ sở liên quan đến hoạt động tái chế găng tay tại Hưng Yên, Hà Đông, Gia Lâm....

Trên thị trường, sau khi phát hiện các ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, giá các loại khẩu trang, găng tay, chai vệ sinh... đã liên tục tăng giá. Nhiều người mua cho biết, họ chỉ biết mua các loại sản phẩm này theo tên gọi và giá đưa ra, chứ rất khó chắc chắn về chất lượng sản phẩm. Lý do vì các loại hàng hóa này không có đại lý chính hãng, người tiêu dùng cũng không có hiểu biết nào cụ thể để phân biệt được giữa hàng chính hãng và hàng trôi nổi, làm giả (nếu có).

Trong lĩnh vực điều trị, thị trường thiết bị thiết yếu như máy thở cũng đang rất “nóng”, bởi sự đa dạng, phức tạp cả về giá và chủng loại. Trong khi đó, trước diễn biến dịch Covid-19 bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng tại Đà Nẵng và đang có dấu hiệu lan ra cả nước, nhu cầu máy thở đang tăng cao trở lại. Song song với việc huy động, tận dụng tối đa các nguồn lực hỗ trợ tại chỗ, thì việc cân nhắc phương án lựa chọn, mua sắm máy thở sao cho đảm bảo chất lượng, phù hợp tình hình thực tế, kịp thời đáp ứng nhu cầu cứu chữa người bệnh trong trường đang là bài toán lớn đặt ra cho cả ngành y tế nước nhà.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…