Dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản đạt gần triệu tỷ đồng

Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2023 của Bộ Xây dựng cho biết, hết tháng 8, dư nợ tín dụng hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986.477 tỷ đồng…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Dư nợ tín dụng hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986.477 tỷ đồng
Dư nợ tín dụng hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986.477 tỷ đồng

Bộ Xây dựng trích từ thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 31/8/2023 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986.477 tỷ đồng.

Cụ thể, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở là 266.248 tỷ đồng, các dự án văn phòng là 40.622 tỷ đồng, dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 56.571 tỷ đồng.

Còn dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng là 53.860 tỷ đồng, dự án nhà hàng khách sạn là 64.211 tỷ đồng, cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê là 132.165 tỷ đồng, vay mua quyền sử dụng đất là 62.701 tỷ đồng và dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác là 310.099 tỷ đồng.

Ảnh màn hình 2023-10-25 lúc 14.52.28.png
Nguồn: Bộ Xây dựng

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết tâm, nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế.

Thứ nhất, điều hành lãi suất, tín dụng phù hợp để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Trong các tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 0,5 - 2%/năm trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao.

Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14 - 15% (cao hơn tăng trưởng các năm trước) và phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.

Đồng thời, chỉ đạo xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có các văn bản chỉ đạo về việc cấp tín dụng với lĩnh vực bất động sản góp phần tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Có thể bạn quan tâm