Thu hồi đất vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Nghị quyết số 18 của Trung ương cũng khẳng định rõ quyền sử dụng đất và quyền tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ
thu hồi đất
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đồng ý với việc thu hồi đất cần đảm bảo cuộc sống của người dân

Ngày 21/6, nhiều ý kiến trái chiều nhau đã được các Đại biểu Quốc hội đưa ra thảo luận tại phiên Thảo luận hội trường về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Đảm bảo hạ tầng nơi ở mới

Phát biểu về vấn đề thu hồi đất, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đồng ý với việc thu hồi đất cần đảm bảo cuộc sống của người dân bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Ngoài ra, cần đảm bảo hạ tầng, điều kiện sống cho người dân khi chuyển đến nơi ở mới sau khi địa phương thu hồi đất để phục vụ xây dựng các dự án, mục đích khác…

Ông cũng đồng ý với các quy định về dự thảo hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất, được vay tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, giao đất có mục đích sử dụng với cùng với loại đất thu hồi.

Nếu không có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền hoặc xem xét bồi thường đất khác, nếu người dân đồng thuận khu tái định cư bảo đảm hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, có đường giao thông đảm bảo kết nối với khu lân cận.

Tuy nhiên, Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cũng cho rằng, sau khi thu hồi đất, ngoài việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, có đường giao thông kết nối với các khu vực lân cận, Nhà nước cần ưu tiên bố trí các tuyến phương tiện giao thông công cộng trong khu vực đến khu tái định cư để người dân đi lại thuận tiện và tiết kiệm trong sinh hoạt, công việc, học tập vân vân từ nơi ở mới đến hạ tầng xã hội và khu vực lân cận.

Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) còn đề nghị bổ sung thêm các trường hợp thu hồi đất đối với các dự án phát triển khu đô thị, cải tạo chung cư cũ, khu dân cư nông thôn, dự án chỉnh trang đô thị, dự án chỉnh trang khu dân cư nông thôn.

“Đây là mảng trọng yếu, nhà nước phải làm nhưng rất cần xã hội hóa việc giải phóng mặt bằng thường tư nhân không làm hoặc khó làm”, đại biểu cho biết.

thu hồi đất
Thu hồi đất là vấn đề nóng trong dự thảo Luật Đất đai. Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, đưa các dự án công viên thể dục thể thao, trường học, bệnh viện vui chơi giải trí vào trường hợp thu hồi đất hoặc đối với các dự án phát triển thương mại, dịch vụ và trường hợp thu hồi đất nếu có quy mô lớn, có tổng mức đầu tư trên 30.000 tỷ đồng, có đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương thì được thực hiện cho thu hồi đất và đấu thầu dự án đầu tư theo quy định.

Giải trình thu hồi đất không thoả đáng

Tranh luận với đại biểu Nguyễn Trúc Anh về việc bổ sung trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia công cộng, đại biểu Đồng Ngọc Ba (đoàn Bình Định) cho rằng, việc thu hồi đất để cải tạo chung cư cũ là không hợp lý.

Dự thảo luật hiện tại đã có quy định về các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia công cộng, Ủy ban Pháp luật cũng đã nêu quan điểm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có giải trình, tuy nhiên đại biểu cho rằng giải trình của Bộ không thỏa đáng.

Việc bổ sung thu hồi đất để cải tạo chung cư cũ vào diện thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia công cộng có thể trở thành động thái “đổ thêm dầu vào lửa” trong nỗ lực cải tạo chung cư cũ, trái với các quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, xem xét kỹ nội dung này.

Còn đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho rằng, để giải quyết những vướng mắc trong thu hồi đất, trước hết cần xác định thu hồi đất có phải là đất có phải là trưng mua quyền sử dụng đất hay không.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo hộ và không được quốc hữu hóa; trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua, trưng dụng và có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

thu hồi đất
Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông)

Như vậy, kết hợp với nội dung về tài sản và thu hồi đất, để làm rõ việc thu hồi đất theo hình thức nào cần được xác định rõ tài sản cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa và chỉ trong trường hợp cần thiết nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chứ, cá nhân theo giá thị trường.

Từ những phân tích ở trên, đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng cần làm rõ quy định của Hiến pháp theo hướng nhà nước chỉ có hai phương thức để lấy tài sản, quyền tài sản của công dân là qua trưng mua và trưng dụng.

Đặc biệt, Nghị quyết số 18 của Trung ương cũng khẳng định rõ quyền sử dụng đất và quyền tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Việc xác định như dự thảo luận cho thấy quyền tài sản của người dân chưa thực sự được đảm bảo theo quy định của Hiến pháp.

Để phù hợp với Hiến pháp và Bộ Luật Dân sự trong khi chưa sửa Luật Trưng mua trưng dụng tài sản, đại biểu đề nghị trong dự thảo luật cần quy định về việc thu hồi đất theo hình thức nhà nước trưng mua quyền sử dụng đất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…