Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 153/QĐ-TTg phê Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với Quyết định này, đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa trở thành tỉnh thứ 4 trong cả nước được phê duyệt Quy hoạch tỉnh. Quy hoạch tỉnh Thanh Hóathời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra quan điểm, mục tiêu là phát huy vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng, miền, nhất là vùng đồng bằng và ven biển với vùng miền núi, giữa thành thị với nông thôn;

Đồng thời, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững, giữa phát triển hợp lý theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo. Và đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Theo quyết định Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu là đến năm 2030, phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao.

Đến năm 2045, trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại và là tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa
Về phương án phát triển đô thị, Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá đặt mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có 47 đô thị các loại, trong đó có 1 thành phố là đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 43 đô thị loại V.

Về phát triển ngành, lĩnh vực, Thanh Hoá sẽ tập trung phương hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh, xem đó là trụ cột phát triển. Trong đó, đáng chú ý có 2 lĩnh vực là công nghiệp và du lịch. Với công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tập trung phát triển Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo.

Với du lịch, đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành một trong các trung tâm lớn về du lịch của cả nước với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Với ngành dịch vụ tập trung phát triển nhanh, đa dạng các loại hình dịch vụ; các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng.

Ngoài ra, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa cũng đưa ra chi tiết phương án phát triển hạ tầng giao thông quốc gia và phát triển hạ tầng giao thông cấp tỉnh; Phương án phát triển nguồn điện và mạng lưới cấp điện; Phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; Phương án phát triển hạ tầng thương mại; Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước; Phương án phát triển các khu xử lý chất thải; Phương án phát triển hạ tầng xã hội…

Về nhiệm vụ phát triển không gian lãnh thổ, Quy hoạch này cũng đã đề ra Phương án quy hoạch xây dựng 5 vùng liên huyện và phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực cùng các hành lang kinh tế.

Về phương án phát triển đô thị, mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có 47 đô thị các loại, trong đó có 1 thành phố là đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 43 đô thị loại V.

Đến năm 2030 có 47 đô thị, trong đó có 1 thành phố là đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 4 đô thị loại IV; thành lập mới 3 thị xã gồm: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương; 40 đô thị loại V. Phương án tổ chức lãnh thổ nông thôn được gắn với quá trình đô thị hóa của tỉnh và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương một.

Ngoài ra, về phương án tổ chức không gian phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Tập trung phát triển khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước.

Giai đoạn sau năm 2030, tỉnh phát triển cửa khẩu quốc tế Na Mèo thành khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo. Tiếp tục thực hiện 8 khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt với tổng diện tích 1.424,2 ha; phát triển mới 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.281,5 ha.

Sau năm 2030, tỉnh Thanh Hoá phát triển mới thêm 2 khu công nghiệp với diện tích 872 ha. Đến năm 2030 có 115 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.267,25 ha. Giai đoạn sau năm 2030, gồm có 126 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.893,65 ha.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt là cơ sở pháp lý mở ra cơ hội, thời kỳ phát triển mới cho địa phương.

Xem thêm

Thanh Hóa chuẩn bị đấu giá 766 dự án

Thanh Hóa chuẩn bị đấu giá 766 dự án

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các ban ngành liên quan đang khẩn trương hoàn thiện phương án đấu giá quyền sử dụng đất đối với 766 dự án trên địa bàn…

Có thể bạn quan tâm

Hai số phận khách hàng khi mua dự án họ GEM của Đất Xanh

Hai số phận khách hàng khi mua dự án họ GEM của Đất Xanh

Với dự án Gem Riverside tại thành phố Thủ Đức, Đất Xanh đơn phương hủy hợp đồng với khách hàng, trả tiền để lấy lại sản phẩm, còn với dự án Gem Sky World tại Đồng Nai, Đất Xanh lại không chịu trả tiền đã huy động trái phép của khách hàng và có ý buộc họ phải lấy sản phẩm...

Hanoi Melody Residences: 3 lý do khiến khách gia đình quyết chọn ngay

Hanoi Melody Residences: 3 lý do khiến khách gia đình quyết chọn ngay

Là dự án hiếm đang triển khai giữa nội đô, tổ hợp căn hộ Hanoi Melody Residences (Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) khiến khách mua ở thực, đặc biệt là nhóm khách gia đình vô cùng ưa chuộng nhờ bộ 3 tiện ích mua sắm, chăm sóc sức khỏe và giáo dục liền kề…