Thua lỗ triền miên sau hơn 47 năm hoạt động, Sài Gòn Hỏa Xa xin hủy bỏ tư cách đại chúng

Càng hoạt động càng thua lỗ, Sài Gòn Hỏa Xa xin tự nguyện hủy tư cách công ty đại chúng...

Trụ sở Công ty cổ phần Sài Gòn Hỏa xa (mã chứng khoán: SHX)
Trụ sở Công ty cổ phần Sài Gòn Hỏa xa (mã chứng khoán: SHX)

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo về việc hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Sài Gòn Hỏa Xa ( mã chứng khoán: SHX) kể từ ngày 3/11, ngày giao dịch cuối cùng của SHX là 2/11. Nguyên nhân được đưa ra là do Công ty cổ phần Sài Gòn Hỏa Xa tự nguyện xin hủy tư cách đại chúng do làm ăn thua lỗ liên tục.

Công ty cổ phần Sài Gòn Hỏa Xa tiền thân là công ty Phục vụ Đường sắt Sài Gòn được thành lập từ 1976. Đầu năm 2005, trước yêu cầu đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông Vận tải, công ty đã chuyển sang mô hình công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty cổ phần Sài Gòn Hỏa Xa.

Tuy trở thành công ty cổ phần từ 2005 nhưng mãi tới 2015, Sài gòn Hỏa Xa mới chính thức trở thành công ty đại chúng. Sài Gòn Hỏa Xa hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, bán sản phẩm hàng hóa, kinh doanh thuốc lá, nhà hàng, khách sạn, cung cấp các dịch vụ du lịch lữ hành nội địa, quốc tế và đầu tư bất động sản.

sai gon hoa xa 1926.png
Tòa Hỏa xa năm 1926

Trong 2 năm 2014-2015 doanh thu thuần của Sài Gòn Hỏa Xa đạt 630,7 tỷ và 837,1 tỷ đồng (năm 2015 tăng 32,74% so với năm 2014). Song, tỷ suất sinh lợi khá thấp khi lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt vỏn vẹn 2,06 tỷ và 1,3 tỷ đồng.

Tới năm 2018, doanh thu thuần tuột dốc, ghi nhận ở mức 200 tỷ đồng, giảm 80% so với năm 2017. Kể từ đó, Sài Gòn Hỏa Xa không còn năm nào đạt doanh thu trên mức 50 tỷ đồng, liên tục rơi vào tình trạng thua lỗ.

Về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2022, Sài Gòn Hỏa Xa ghi nhận doanh thu thuần mức 19 tỷ đồng, tăng 75% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế âm 5,3 tỷ đồng, trong khi 2021 lợi nhuận sau thuế là âm 10,4 tỷ đồng. Tổng số lỗ lũy kế lên tới gần 22 tỷ đồng.

Tới thời điểm ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Sài Gòn Hỏa Xa ở mức hơn 43 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là khoản phải thu ngắn hạn khách hàng hơn 18 tỷ đồng.

Tài sản cố định của Sài Gòn Hỏa Xa với danh sách gần 30 nhà hàng, khách sạn tại Đà Lạt, Nha Trang... nhưng đều gần hết khấu hao, giá trị còn lại chỉ hơn 6 tỷ đồng.

Nợ phải trả tới 31/12/2022 ở mức 35,3 tỷ đồng. Công ty còn một khoản nợ quá hạn chưa thanh toán hơn 1 tỷ đồng liên quan tới tranh chấp nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động của ông Lê Hạnh, nguyên Giám đốc xí nghiệp Dịch vụ Vận tải Hỏa Xa Sài Gòn.

Liên tục lỗ ròng dẫn tới vốn chủ sở hữu ở mức 8 tỷ đồng, thâm hụt hơn 50% vào vốn góp chủ sở hữu ban đầu( mức 17,2 tỷ đồng).

Tại năm 2023, Hội đồng quản trị thông qua kế hoạch năm với doanh thu mức 21.200 tỷ đồng và dự kiến lợi nhuận sau thuế là âm 2,9 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, SHX không phát sinh giao dịch từ rất lâu, thị giá dừng ở mức 1.800 đồng/cổ phiếu. Với 1.720.000 cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành, vốn hóa Sài Gòn Hỏa Xa chỉ vỏn vẹn 3,1 tỷ đồng.

Xem thêm

Chi nhánh Công ty Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung (mã chứng khoán: SMB) tại Quy Nhơn

Bia Sài Gòn - Miền Trung trả cổ tức đợt 2/2023 với tỷ lệ 10%

Rút kinh nghiệm 2022 với gánh nặng chi phí, Bia Sài Gòn - Miền Trung đặt kế hoạch 2023 về lợi nhuận sau thuế hơn 90 tỷ đồng, giảm 30% so với năm ngoái. Như vậy, chỉ qua quý 3, công ty đã hoàn thành hơn 140% kế hoạch về lợi nhuận trước thuế của năm...

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...