Thực phẩm 2.0: Tương lai loài người?

Tại Singapore, ngày càng có nhiều các công ty khởi nghiệp chọn hướng đi phát triển thực phẩm nuôi cấy tế bào từ các thành phần tự nhiên trong nỗ lực thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp của quốc gia.
Thực phẩm 2.0: Tương lai loài người?

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã làm gia tăng những lo ngại về an ninh lương thực tại Singapore - một vấn đề vốn đã trở nên khó khăn hơn do biến đổi khí hậu - và đảo quốc sư tử đang tìm mọi cách để tăng cường sản xuất lương thực trong nước với một diện tích đất nông nghiệp cực kỳ hạn chế. Và để thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp của quốc gia, nhiều công ty khởi nghiệp của đảo quốc này đang nghiên cứu và phát triển các thực phẩm được hình thành từ nguyên liệu thực vật và công nghệ nuôi cấy tế bào.

Cái khó ló cái khôn?

Một số ví dụ điển hình bao gồm có sữa được chế tạo ra từ phòng thí nghiệm Turtle Tree Labs, thịt động vật giáp xác (tôm, cua, tôm hùm) dựa trên tế bào được Shiok Meats phát triển và protein từ thực vật của Life3 Biotech. Những dự án như vậy có thể mang tới nhiều lợi ích cho Singapore, giúp giảm bớt hoá đơn nhập khẩu của đất nước cũng như lượng khí thải carbon. Singapore - quốc gia phải nhập khẩu tới 90% lương thực do khan hiếm đất đai - luôn nằm trong nguy cơ thiếu lương thực và biến động giá cả do phụ thuộc nguồn cung. Tình hình ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi đại dịch COVID-19 bùng phát khiến người dân phải đổ xô đi tích trữ đồ ăn. Nhưng ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, nguồn cung cấp lương thực của Singapore vẫn rất dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết khắc nghiệt.

“Nhiều quốc gia châu Á chưa thể hoàn toàn tự nuôi sống mình bằng nguồn nguyên liệu địa phương, còn phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu qua những chuỗi cung ứng dài từ châu Mỹ, châu Âu hay châu Phi,” công ty kiểm toán PwC, Raboban và Quỹ Temasek Singapore đưa ra lời cảnh báo trong một báo cáo chung được công bố vào cuối năm ngoái, trước khi đại dịch COVID-19 lan rộng.

Thực phẩm 2.0: Tương lai loài người? ảnh 1

Sự bùng phát của đại dịch sau đó đã tàn phá chuỗi cung ứng nông lâm sản trên toàn thế giới, và Singapore cũng phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn nguồn cung thực phẩm giống như nhiều quốc gia khác, hay thậm chí còn tồi tệ hơn. Thời gian giao hàng cho các chuyến hàng thực vật như rau và hoa quả - nhóm thực phẩm dễ bị hư hỏng – từ nông trại đến siêu thị kéo dài hơn do các quy tắc vệ sinh mới làm chậm quá trình hậu cần. Về lâu dài, tình hình cũng sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi trồng và thu hoạch ở các quốc gia láng giềng như Malaysia và Thái Lan, những quốc gia nằm trong số các nguồn cung thực phẩm hàng đầu của Singapore.

Do đó, hầu hết các đổi mới hiện tại trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm Singapore đều tập trung vào các lựa chọn thay thế cho các sản phẩm động vật tự nhiên – một nguồn thực phẩm gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu. Việc giảm thiểu tiêu thụ thịt trong khẩu phần ăn của con người có thể hạn chế đáng kể lượng khí thải carbon dioxide trên toàn thế giới mỗi năm và giải phóng vài triệu km vuông đất đai, theo dữ liệu từ Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc.

Ricky Lin, nhà sang lập Life3 Biotech, chia sẻ với CNBC: “Singapore cần nguồn thực phẩm không gây hại cho môi trường. Các công thức dựa trên thực vật của chúng tôi - có chứa nấm, đậu lăng, ngũ cốc và đậu nành – phần nào “bắt chước” lại hương vị của thịt gà và hải sản.” Lin cho biết, các sản phẩm của công ty sẽ được tung ra thị trường vào cuối năm nay khi các thử nghiệm tại các chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng và khách sạn được hoàn thành.

Đội ngũ của Life3 Biotech cũng phát triển nuôi trồng vi tảo có thể ăn được – những sinh vật giống thực vật được tìm thấy ở sông và biển, hoạt động như một chất thay thế lành mạnh cho cá và giúp giảm thiểu tình trạng đánh bắt quá mức.

Theo các nhà đầu tư mạo hiểm, thực phẩm từ thực vật và tế bào hiện đang đắt hơn so với thực phảm từ động vật nhưng vẫn có tiềm năng phát triẻn quy mô lớn trong tương lai.

Một làn sóng khởi nghiệp khác là Shiok Meats - công ty nuôi cua, tôm hùm, tôm nhỏ trong phòng thí nghiệm bằng cách chiết xuất tế bào từ sinh vật. Cho đến nay, công ty đã nhận được hơn 7 triệu USD tài trợ từ các nhà đầu tư. “Người tiêu dùng Singapore cởi mở và quan tâm tìm hiểu thêm về hải sản tế bào và muốn thử nó,” nhà sáng lập và CEO của Shiok Meats, Sandhya Sriram cho biết, trích dẫn dữ liệu từ các cuộc khảo sát mà công ty thực hiện. Bà Sriram nhận xét, Singapore không còn xa lạ với thực phẩm nuôi trồng trong phòng thí nghiệm, và cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sản xuất bánh mỳ kẹp thịt làm từ thực vật và trứng làm từ đậu xanh.

Tuy nhiên, vẫn còn phải cân nhắc xem liệu nhu cầu cùa người tiêu dung có đủ lớn để bù đắp cho chi phí sản xuất đắt đỏ mà một công ty như Shiok Meats phải chịu hay không.

Bà Leong Lai Peng, giảng viên cấp cao về khoa học và công nghệ thực phẩm tại Đại học Quốc gia Singapore chia sẻ, chi phí để phát triển thực phẩm nuôi trồng trong phòng thí nghiệm là trở ngại lớn nhất đối với các công ty công nghệ sinh học.“Thực phẩm nào đắt nhất trên thị trường hay thực phẩm nào mà người tiêu dùng sẵn sàng mạnh tay chi mua? Đó có lẽ sẽ là thứ thiết thực nhất để làm trong phòng thí nghiệm,” bà Leong nhận xét.

Nền tảng phát triển lý tưởng

Tại Mỹ, Just Inc - một công ty công nghệ thực phẩm đã tạo nên tên tuổi cho mình khi sản xuất một loại trứng thay thế trứng bác mà hầu như không thể phân biệt được với món trứng bác truyền thống. Phát minh thực phẩm mới nhất của nó là món nuggets gà (gà miếng nhỏ tẩm bột chiên) được phát triển trong phòng thí nghiệm. Sản phẩm được một số nhà báo dùng thử mô tả hương vị là “giống như thịt gà”. Điều này không bất ngờ, bởi vì nó thực chất là thịt gà được nuôi cấy từ tế bào.

Trên thực tế, các công ty thực phẩm và thịt lớn như gã khổng lồ Bắc Mỹ Tyson Foods đã và đang đầu tư rất nhiều vào các công ty khởi nghiệp phát triển “thịt 2.0” trong phòng thí nghiệm. Theo các chuyên gia, điều này cho thấy tầm nhìn rất xa của các ông lớn này. Vì sản xuất protein chắc chắn sẽ có lãi bất kể đó là từ động vật chăn nuôi hay từ phòng thí nghiệm. Đơn giản bởi “Bất chấp mọi thứ chúng ta biết về tác động môi trường của nó, nhu cầu về thịt bò trên toàn thế giới vẫn không ngừng tăng lên”.

Thực phẩm 2.0: Tương lai loài người? ảnh 2

Giám đốc điều hành Just Inc Justin Tetrick cho biết công nghệ thực phẩm như thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm là một cách tiếp cận cần thiết. Ông nói: “Không phải ai cũng quan tâm đến việc giảm thiểu biến đổi khí hậu trong bữa sáng của họ. Nhưng tất cả mọi người đều quan tâm đến việc ăn thức ăn ngon và giá cả phải chăng”.

Không phải ai cũng quan tâm đến việc giảm thiểu biến đổi khí hậu trong bữa sáng của mình. Nhưng tất cả mọi người đều quan tâm đến việc ăn thức ăn ngon và giá cả phải chăng.

Sự hỗ trợ rộng rãi của chính phủ đã giúp Singapore trở thành thị trường lý tưởng đối với các công ty sản xuất protein thay thế, những chuyên gia đầu ngành cho biết. Chính phủ Singapore sẽ phân bổ hơn 100 triệu USD cho các chương trình nghiên cứu thực phẩm như nông nghiệp đô thị, thịt nuôi và sản xuất protein vi sinh vật theo Kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp 2020.

Hai cơ quan khác thuộc sở hữu của chính phủ - Cơ quan Thực phẩm Singapore và Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu – cũng đã công bố một khoản tài trợ vào cuối năm 2019 cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Singapore đã cam kết sản xuất hơn 30% nhu cầu dinh dưỡng của mình vào năm 2030 và hiện đang làm việc trên một khuôn khổ pháp lý cho các mặt hàng thực phẩm mới, chẳng hạn như protein thay thế.

Andrew Ive, nhà sáng lập và đối tác quản lý tại Big Idea Ventures, giải thích: “Khi người tiêu dùng bắt đầu hướng tới những lựa chọn lựa thay thế này, số lượng và quy mô cũng sẽ tăng lên, cho phép các nhà sản xuất giảm giá thành trong khi duy trì đúng chất lượng ban đầu.” Big Idea Ventures, với trụ sở tại New York và Singapore, đã khởi động một quỹ trị hỗ trợ trị giá 50 triệu USD và một chương trình tăng tốc vào năm ngoái cho các công ty phát triển protein thay thế như Shiok Meats, Karana, Confetti Fine Foods, Gaia Foods...

Ông Ive cho biết: “Chúng tôi đầu tư vào các công ty có tiềm năng trở thành nền tảng toàn cầu, tức là các sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu ở nhiều vùng địa lý.”Trong tương lai, ông Ive dự kiến sẽ đầu tư nhiều hơn vào các công ty khởi nghiệp dựa trên thực vật và hy vọng sẽ có nhiều công ty hơn nữa cùng bắt tay hợp tác với họ.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…