Thực thi các FTA gặp khó vì lực cản nguồn nhân lực

Hiện Việt Nam đang thực thi 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng nguồn nhân lực ở nhiều cấp độ từ cơ quan Trung ương đến các tỉnh thành, các địa phương, cũng như các doanh nghiệp còn thiếu về số lượng và còn hạn chế về kinh nghiệm cũng như chuyên môn...

fta.png

Thực tế, số lượng cán bộ trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ thực thi các FTA tại các địa phương chủ yếu là kiêm nhiệm, thêm vào đó kinh nghiệm và chuyên môn, nhất là việc thực thi các FTA chưa có điều kiện được đào tạo và trau dồi thường xuyên.

NHÂN LỰC THIẾU TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG

Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã và đang thực thi 15 FTA. Trong đó, có 3 FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Những FTA thế hệ mới này là những FTA không chỉ bao gồm những lĩnh vực truyền thống mà còn bao gồm những lĩnh vực phi truyền thống như lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ...

Chính vì thế, nội dung cam kết tương đối phức tạp và có rất nhiều những tiêu chuẩn cao đòi hỏi phải có một đội ngũ nguồn nhân lực có thể hiểu sâu và hiểu rõ về những nội dung cam kết này để có thể giúp các cơ quan quản lý ở cấp địa phương cũng như doanh nghiệp có thể nắm và thực thi một cách đúng và đầy đủ các nội dung cam kết.

Thực tế, thời gian vừa qua, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương, các hiệp hội và doanh nghiệp đã rất nỗ lực đồng hành cùng nhau để có thể nâng cao hiệu quả thực thi các FTA này.

Nhưng, đứng ở góc nhìn của cơ quan quản lý bà Nguyễn Thị Lan Phương, Phó Trưởng phòng WTO và FTA, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương đưa ra đánh giá: "Chúng ta có thể nhìn thấy tỷ lệ tận dụng các FTA này còn tương đối hạn chế. Với những FTA chúng ta có những kết quả tốt như EVFTA cũng chỉ đạt được ở mức khoảng 26% hoặc những FTA như CPTPP thì chỉ ở mức 5%. Đây là những con số còn tương đối khiêm tốn so với dư địa và những cơ hội từ những FTA này mang lại".

Việt Nam chưa thể tận dụng cơ hội từ các FTA do nguồn nhân lực khó khăn ở cả cấp độ Trung ương, cấp độ tỉnh, thành và cấp độ doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Lan Phương, Phó Trưởng phòng WTO và FTA, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương

Bà Nguyễn Thị Lan Phương, Phó Trưởng phòng WTO và FTA, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương

Bà Lan Phương phân tích, đối với rất nhiều ngành hàng như dệt may, cà phê, da, giày thì tỷ lệ tận dụng còn rất hạn chế. Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trở ngại cho việc các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được các FTA. Một trong những nguyên nhân vô cùng quan trọng chính là lực cản về nguồn nhân lực.

Ở cấp trung ương, bà Lan Phương lấy ví dụ, Vụ Chính sách thương mại đa biên là đơn vị chủ trì tham gia việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn và thực thi các FTA, nhưng đơn vị chuyên trách cũng chỉ có 10 nhân sự. Trong khi, công việc từ quá trình đàm phán, ký kết, phê chuẩn cho đến khi thực thi và quá trình thực thi liên quan tới rất nhiều bộ, ngành và 63 tỉnh, thành khác nhau đòi hỏi một lực lượng chuyên trách phải đồ sộ để có thể đủ sức vươn xa hơn hỗ trợ cho các tỉnh, thành và doanh nghiệp.

Còn ở cấp độ địa phương, bà Lan Phương cho biết: "Khi chúng tôi đi khảo sát, tỉnh thành có con số nhân sự khả quan từ 5 - 7 người, nhưng có nơi chỉ được 1-2 người. Và bản thân những nhân sự đó còn phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau. Ví dụ họ phải thực hiện việc cấp C/O, quản lý xuất nhập khẩu…".

Bà Lan Phương nói thêm, nhân sự kiêm nhiệm thì họ chưa có điều kiện để được đào tạo chuyên sâu về những nội dung cam kết các FTA. Việc các chuyên gia, cán bộ nhân sự trực tiếp làm FTA ở các địa phương chưa hiểu rõ về nội dung cam kết sẽ rất khó phối hợp trong kế hoạch hành động của Chính phủ; hoặc kế hoạch hành động của địa phương đưa ra nhưng triển khai đủ quyết liệt để có thể đạt được những kết quả nhất định.

Trong khi đó ở cấp độ doanh nghiệp, bà Lan Phương đánh giá doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ khác rất nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp của nước ngoài có quy mô tương đối lớn và chuyên nghiệp, nên sẽ có một bộ phận pháp chế riêng, một bộ phận để tư vấn xuất nhập khẩu riêng.

Và ở đó doanh nghiệp nước ngoài có khả năng tìm hiểu những quy định rất nhanh. Một ngày, khi mà thị trường đối tác ra quy định mới là các doanh nghiệp này đã nắm bắt từ lúc dự thảo. Đến khi quy định ra là đã có quá trình chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó. Thậm chí, khi mặt hàng xuất khẩu sang mà có những rủi ro như liên quan đến biện pháp chống bán phá và phòng vệ thương mại thì họ cũng sẽ có những cố vấn để sẵn sàng hỗ trợ ứng phó.

Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam của Việt Nam có đến hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nên khả năng có được một bộ phận pháp chế, một bộ phận chuyên gia về FTA tương đối khó khăn.

"Vì thế mà chúng tôi cũng nhìn nhận được những khó khăn đó và phải đưa ra giải pháp để có thể hỗ trợ được doanh nghiệp tốt hơn trong thời gian tới", bà Lan Phương nói.

PHẢI CÓ NHÂN SỰ ĐƯỢC ĐÀO TẠO BÀI BẢN

Về giải pháp, bà Lan Phương đưa ra quan điểm, Việt Nam phải gia tăng số lượng nguồn nhân lực, nguồn chuyên gia về FTA. Có nghĩa, ở cả cơ quan quản lý cấp trung ương, cấp địa phương và doanh nghiệp phải bố trí được nhân lực chuyên trách về vấn đề FTA.

Trong đó, ở cơ quan quản lý cấp trung ương tăng số lượng chuyên gia, còn ở địa phương phải tăng nhân sự làm chuyên trách công tác FTA, giảm các công tác kiêm nhiệm. Như thế, các nhân sự này mới có điều kiện để tập trung vào nội dung chuyên môn về FTA và hỗ trợ thực thi các FTA này được tốt hơn.

fta-7f-1455527109913jxmg-15916759249511159883704.jpg
Nguồn nhân lực là rào cản khi chúng ta thực thi các FTA

Liên quan đến nhân sự chuyên gia, bà Lan Phương nhấn mạnh, trong thời gian tới, Việt Nam phải đào tạo đội ngũ chuyên gia FTA một cách bài bản và có chuyên môn có hơn.

Thời gian vừa qua, với sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ban, ngành và các địa phương và các hiệp hội cũng rất tích cực trong việc là tổ chức rất nhiều các hội nghị, hội thảo, tập huấn. Nhưng quá trình triển khai vẫn mang tính chất chung chung rất nhiều. Nội dung đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp và các tỉnh chưa đi sâu, đi sát vào những nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

Vì thế, bà Lan Phương kỳ vọng rằng đội ngũ chuyên gia này sẽ được đào tạo bài bản hơn để có hai mục tiêu hướng tới.

Thứ nhất, sẵn sàng nắm bắt được những định hướng, chủ trương, chính sách ở cấp Trung ương. Ví dụ như xác định Việt Nam sẽ phải tăng cường gia tăng thị phần của mình ở các thị trường FTA để củng cố thị phần.

Thứ hai, gia tăng những định hướng về việc ít làm thủ công. Thay vào đó, tăng sản làm phẩm có thương hiệu, có giá trị gia tăng nhiều hơn. Tức là phải bố trí người để có thể được đào tạo một cách bài bản hơn, để quá trình kết nối với các cơ quan cấp trung ương cũng như hỗ trợ doanh nghiệp sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.

EVFTA là FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.jpg

Còn đối với doanh nghiệp, vị Phó Trưởng phòng WTO và FTA, Vụ Chính sách thương mại đa biên kỳ vọng: “Vẫn biết các doanh nghiệp của Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp SME, nhưng nếu những doanh nghiệp có điều kiện xây dựng được một bộ phận chuyên gia về FTA trong nội bộ doanh nghiệp của mình thì đấy là một điều quá tốt. Vì Việt Nam đang làm việc với những thị trường rất khó tính như EU, Canada, Mỹ… là những thị trường có rào cản phi thương mại rất lớn. Nếu như chuyên gia của chúng ta không nắm rõ những quy định về hải quan, về xuất xứ hay lao động, môi trường trong FTA cũng như quy định mới phát sinh tại các thị trường này, sẽ rất khó để chúng ta có thể duy trì được tính bền vững và thị phần ổn định tại các thị trường này”.

Xem thêm

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 2): Thực trạng thu - chi và vấn đề an ninh tài chính!

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 2): Thực trạng thu - chi và vấn đề an ninh tài chính!

Những năm qua, cân đối thu - chi ngân sách được thực hiện ngày càng tốt hơn do thể chế quản lý dần được hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và thông lệ, ngân sách nhà nước (NSNN) được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên.
Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 1): Những cam kết về thuế xuất – nhập khẩu sẽ làm giảm thu ngân sách?

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 1): Những cam kết về thuế xuất – nhập khẩu sẽ làm giảm thu ngân sách?

Trong số các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia, có một số FTA thế hệ mới có tiêu chuẩn rất cao, phạm vi khá rộng trên nhiều lĩnh vực với nhiều cam kết rất mạnh mẽ, nhất là cam kết mạnh mẽ về cắt giảm thuế quan sẽ làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...