Mức độ tận dụng ưu đãi từ VN - EAEU FTA của doanh nghiệp còn khiêm tốn

Đó là thông tin được Bộ trưởng Phụ trách Thương mại của Ủy ban Kinh tế Á - Âu - Andrey Slepnev cho biết, tại Khóa họp IV Ủy ban Hỗn hợp về thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA), diễn ra ngày 13/10/2022.

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, ngày 13/10/2022, tại Trụ sở Ủy ban Kinh tế Á - Âu, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Phụ trách Thương mại của Ủy ban Kinh tế Á - Âu - Andrey Slepnev đã đồng chủ trì Khóa họp IV Ủy ban Hỗn hợp về thực thi VN - EAEU FTA và đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Hiệp định này.

Tại khóa họp, Bộ trưởng Slepnev đã cung cấp thông tin về tình hình thực thi VN-EAEU FTA. Theo đó nhìn chung, kết quả của năm năm đầu thực hiện Hiệp định cho thấy, tốc độ tăng trưởng ổn định trong kim ngạch thương mại giữa EAEU và Việt Nam, với mức tăng 32,2%, từ 5,9% tỷ đô la Mỹ năm 2017 lên 7,8 tỷ đô la Mỹ năm 2021.

Tuy nhiên Bộ trưởng Slepnev đánh giá, mức độ tận dụng ưu đãi từ Hiệp định này có phần còn khiêm tốn (với tỉ lệ trung bình hơn 40%). Điều này thể hiện rằng hợp tác kinh tế - thương mại song phương còn nhiều tiềm năng, cần nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc để phát triển.

Bộ trưởng Phụ trách Thương mại của Ủy ban Kinh tế Á - Âu - Andrey Slepnev cho rằng mức độ tận dụng ưu đãi từ VN - EAEU FTA còn khiêm tốn
Bộ trưởng Phụ trách Thương mại của Ủy ban Kinh tế Á - Âu - Andrey Slepnev cho rằng mức độ tận dụng ưu đãi từ VN - EAEU FTA còn khiêm tốn

Trong khi đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thẳng thắn đánh giá một số điều khoản, cam kết của Hiệp định đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay, đồng thời nhận định rằng đây là thời điểm thích hợp để EAEU và Việt Nam xem xét những ý tưởng mới, nâng cấp Hiệp định thương mại tự do để cùng khai thác những tiềm năng mới.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, cơ hội mới còn đang bỏ ngỏ và trong khi triển khai các quy trình, thủ tục cần thiết để sửa đổi Hiệp định, hai bên cần tìm cách tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn hiện tại, thúc đẩy thương mại song phương.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Diên đề nghị phía Liên minh lưu ý những quan tâm của Việt Nam, liên quan đến các hạn chế của biện pháp phòng vệ ngưỡng và hạn ngạch gạo thấp.

EAEU gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazaskhtan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ngay từ khi bắt đầu có hiệu lực (cuối năm 2016), kim ngạch thương mại hai chiều năm đó đạt 3,04 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2015. Những năm tiếp theo, thương mại song phương đều có mức tăng trưởng tích cực ở mức trên 25%.

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thương mại song phương vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng hơn 16% đạt mức gần 6 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 15,3% và nhập khẩu đạt 2,4 tỷ USD tăng 15,7%.

Xem thêm

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 1): Những cam kết về thuế xuất – nhập khẩu sẽ làm giảm thu ngân sách?

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 1): Những cam kết về thuế xuất – nhập khẩu sẽ làm giảm thu ngân sách?

Trong số các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia, có một số FTA thế hệ mới có tiêu chuẩn rất cao, phạm vi khá rộng trên nhiều lĩnh vực với nhiều cam kết rất mạnh mẽ, nhất là cam kết mạnh mẽ về cắt giảm thuế quan sẽ làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN).
Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 2): Thực trạng thu - chi và vấn đề an ninh tài chính!

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 2): Thực trạng thu - chi và vấn đề an ninh tài chính!

Những năm qua, cân đối thu - chi ngân sách được thực hiện ngày càng tốt hơn do thể chế quản lý dần được hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và thông lệ, ngân sách nhà nước (NSNN) được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...