Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Nam đã khẳng định như trên sau sự cố bục đường ống nước thủy điện sông Bung 2 khiến 2 người chết và nhiều nhà dân bị hư hại. Sự cố đập thủy điện Sông Bung 2:
TGO
Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Nam đã khẳng định như trên sau sự cố bục đường ống nước thủy điện sông Bung 2 khiến 2 người chết và nhiều nhà dân bị hư hại.
Hiện trường tan hoang vụ vỡ ống thủy điện Sông Bung 2
Thủy điện Sông Bung 2 tích nước trái quy trình - Ảnh: Tấn Vũ Giám đốc Sở Công thương Quảng Nam Nguyễn Quang Thử cho biết khi sự cố bục đường hầm này xảy ra chiều 13-9 (khiến 28 triệu m3 nước tràn về xuôi) ông mới hay tin.Theo nguyên tắc, chủ đầu tư dự án phải báo cáo toàn bộ quá trình gồm ngày giờ tích nước với chính quyền địa phương.Trước đó ngày 17-8, Bộ Công thương có văn bản gởi Sở Công thương Quảng Nam về việc phân công trách nhiệm về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu đối với dự án Công trình thủy điện Sông Bung 2 là thuộc thẩm quyền của Sở Công thương Quảng Nam.Tuy nhiên, mãi đến khi thủy điện này tích nước chủ đầu tư dự án là Công ty phát điện 2 (EVN) không có một báo cáo nào cho Sở Công thương về việc làm của mình.Việc tích nước phải tham vấn ý kiến của sở. Ít nhất là 5 cơ quan của tỉnh gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Sở Xây dựng, Sở Công thương và chính quyền huyện."Trên cơ sở sở này chúng tôi nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh, nếu có những dấu hiệu chưa đảm bảo có thể dời hoặc dừng ngày tích nước lại. Tuy nhiên, các ông ấy làm gì tôi chẳng hiểu” - ông Thử nói.Tương tự, phó giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, Nguyễn Văn Thọ, cũng cho hay đến giờ này ông chưa nhận được báo cáo của chủ đầu tư về việc công trình này đã có giấy chứng nhận đập đã an toàn đập theo quy định tại nghị định số 209/2004/ NĐ-CP của Chính phủ hay chưa.Mặc dù trước đó, trong văn bản gởi chính quyền tỉnh Quảng Nam, Sở TN&MT nêu rõ là trước khi tích nước hồ chứa chủ đầu tư phải có giấy chứng nhận này.“Trong hàng loạt yêu cầu kiểm tra của Sở TN&MT về xử lý bom mìn, chất độc hóa học, di chuyển mồ mả, tôn giáo, công tác bồi thường hỗ trợ, hồ sơ khai thác mặt nước, quy trình vận hành hồ chứa, đánh giá tác động môi trường, thiết kế thu dọn lòng hồ… thì yêu cầu giấy chứng nhận an toàn đập là điều kiện tiên quyết” - ông Thọ cho hay.Trước đó, trong văn bản thống nhất chủ trương cho phép tích nước hồ chứa thủy điện Sông Bung 2 do phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn ký cũng đã nêu rõ phải tiến hành nghiệm thu và có giấy chứng nhận đã an toàn đập theo quy định.Tuy nhiên, ông Toàn khẳng định đến giờ này ông vẫn chưa nhận được văn bản này.
Đứng trước những nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu, người ta thường nghĩ đến sự tác động bề nổi vào các doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên thực tế những chính sách thuế sẽ có thể “ăn sâu” vào cả thị trường nội địa…
Chính phủ đề xuất kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, thanh tra tổng cục, thanh tra cục thuộc bộ, thanh tra sở, thanh tra huyện; không tổ chức thanh tra chuyên ngành ở các bộ, sở...
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...
Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực tỉnh, thành ủy để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương...
Mặc cho tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ rủi ro, bất ổn tăng cao do chính sách thuế của nước Mỹ, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp đà tăng trưởng tích cực…
Theo Bộ trưởng Nội vụ, việc bổ sung cơ chế để xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời” với quy định sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, hiện đại hóa công tác quản lý công chức theo hướng minh bạch, hiệu quả...
Tổng Bí thư Tô Lâm giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035...
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết để 100 triệu người dân khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần với 250.000 đồng/người sẽ cần khoảng 25.000 tỷ đồng/năm...
Cùng với việc yêu cầu tăng cường quản lý thị trường vàng, phòng chống buôn lậu, thao túng, găm hàng, Thủ tướng giao Bộ Công an cương quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực này...
Dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đề xuất Thủ tướng chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sau sáp nhập...
Tổng Bí thư khẳng định, phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu rất lớn, đất nước muốn phát triển thì phải tập trung giải quyết yêu cầu đó để có nguồn lực cho đầu tư phát triển, cùng với yêu cầu phát triển về văn hoá, giáo dục, y tế...
Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững...