Tiếp tục thanh lọc thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2023

Chứng khoán Vietcombank dự báo, năm 2023 quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục thu hẹp do một số nguyên nhân. Thứ nhất là lượng trái phiếu đáo hạn lớn trong khi khả năng phát hành mới, phát hành tái cơ cấu bị hạn chế đáng kể với Nghị định 65…

Sau giai đoạn 2020-2021 tăng trưởng mạnh, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã bị thu hẹp. Tính tới ngày 11/01/2023, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đăng ký lưu ký đạt 1.193,715 tỷ đồng tương ứng với khoảng 12,5% quy mô nền kinh tế. Những sự kiện trong năm 2022 tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường khi niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khủng hoảng từ niềm tin

Năm 2022 đánh dấu sự chững lại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trong năm, có 454 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 255.163 tỷ đồng giảm 57,21% so với cùng kỳ. 

Kỳ hạn phát hành trung bình đạt 3,71 năm. Trong đó, theo ghi nhận trên cổng thông tin trái phiếu doanh nghiệp (CBIS Portal), tổng giá trị phát hành trái phiếu và đã lưu ký đạt 240.086 tỷ đồng. Ngoài ra, có 2 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế giá trị 625 triệu USD.

Theo chứng khoán Vietcombank, từ đầu tháng 3, các sự kiện liên quan đến tập đoàn Tân Hoàng Minh cho thấy nhiều lỗ hổng trong quá trình phát hành, sử dụng vốn của tổ chức phát hành, đặt dấu hỏi về mức độ chuyên nghiệp của nhà đầu tư. Cùng đó, sự cấp thiết của khung pháp lý mới đặt ra, Nghị định 65/2022/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực với rất nhiều điểm mới và các quy định chi tiết, chặt chẽ khiến thị trường cần khoảng thời gian thích nghi ít nhất là 6 tháng (Chuyên đề Nghị định 65).

Khối lượng phát hành theo tháng giảm mạnh đặc biệt từ tháng 10 sau khi Nghị định 65 có hiệu lực. Nhóm ngành ngân hàng và bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong lượng phát hành thành công với tỷ trọng 54% và 20%. 

Tỷ trọng trái phiếu các tổ chức tín dụng phát hành năm 2022 tăng tỷ trọng đáng kể so với 2021 do các trái phiếu này vốn đã chịu quản lý của pháp luật chuyên ngành và ít bị ảnh hưởng hơn so với các trái phiếu thuộc các ngành khác trong bối cảnh thị trường trầm lắng. Tuy nhiên từ giai đoạn tháng 11, 12 bắt đầu ghi nhận những nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

trái phiếu doanh nghiệp

Nhóm phân tích Vietcombank cho rằng, khung pháp lý mới đi kèm với khủng hoảng niềm tin từ sau sự kiện tháng 10 liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát đặt ra bài toán về giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và thị trường vốn nói chung.

Quy mô tiếp tục thu hẹp

Hiện quy mô dư nợ toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa tới 15% GDP. Trong đó, riêng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 12,5% GDP (khoảng 1,19 triệu tỷ đồng), còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực và cũng cách xa mục tiêu đề ra vào năm 2025. 

Tuy vậy, với những gì đã diễn ra trong năm 2022, Vietcombank không đánh giá cao kịch bản nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ sớm trở lại mạnh mẽ tại thị trường này.

Chứng khoán Vietcombank dự báo, năm 2023 quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục thu hẹp do một số nguyên nhân. 

Thứ nhất là lượng trái phiếu đáo hạn lớn trong khi khả năng phát hành mới, phát hành tái cơ cấu bị hạn chế đáng kể với Nghị định 65. Thứ hai là chi phí phát hành mới duy trì ở ngưỡng cao. Lượng trái phiếu mua lại trước hạn cũng sẽ tiếp tục làm giảm quy mô chung của thị trường.

Bên cạnh đó, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong 3 năm tới vẫn lớn. Theo đó, năm 2023 vẫn là giai đoạn đẩy mạnh các hoạt động tái cấu trúc, sắp xếp lại các tài sản đảm bảo, thực hiện công bố thông tin hoàn thiện theo quy định của Nghị định 65

Ngoài ra, mặt bằng lãi suất cao đi cùng với việc nhà đầu tư cần thêm thời gian để lấy lại niềm tin đối với trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến thị trường này trở nên kém hấp dẫn với nhà đầu tư khi xét tới tương quan rủi ro-lợi nhuận.

Đối với nhà đầu tư tổ chức, nhu cầu đầu tư các khoản trái phiếu doanh nghiệp được dự báo có xu hướng giảm khi mức độ rủi ro được đánh giá tăng thêm. Cùng với đó, lựa chọn kênh đầu tư trái phiếu chính phủ đã trở lại mức định giá hấp dẫn so với nhiều năm trước cũng là yếu tố khiến giảm tính cạnh tranh của kênh trái phiếu doanh nghiệp.

Vietcombank lưu ý thêm, năm 2023 hoạt động thanh tra giám sát phát hành trái phiếu số lượng lớn, không có tài sản đảm bảo, sử dụng vốn sai mục đích... làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và thị trường chứng khoán vẫn sẽ được đẩy mạnh.

Tổng hợp lại, chứng khoán Vietcombank cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục giai đoạn trầm lắng với thanh khoản thấp. Điểm đáng chờ đợi sẽ là thời điểm hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp tập trung đi vào vận hành và đem lại tính thanh khoản tốt hơn đối với sản phẩm này.

Xem thêm

Gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Dùng nước gần cứu lửa gần

Gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Dùng nước gần cứu lửa gần

Hiện tại, niềm tin của nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đang bị sụt giảm nghiêm trọng. Vấn đề này giống như một mồi lửa nhỏ nhưng có thể bùng cháy bất cứ khi nào. Do đó, chưa bao giờ, vấn đề lấy lại niềm tin của thị trường lại được các cơ quan hữu quan nói đến nhiều và nghiêm túc như hiện nay...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...