Tín dụng trái phiếu Nga xuống mức “vô giá trị”

Ngày 25/2, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating đã hạ bậc xếp hạng nợ công của Ukraine từ "B" xuống "CCC", sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại miền Đông nước này.
Tín dụng trái phiếu Nga xuống mức “vô giá trị”

Theo Fitch, chiến dịch quân sự của Nga đã gây rủi ro lớn cho tình hình tài chính công, sự ổn định tài chính vĩ mô và sự ổn định chính trị của Ukraine. Fitch cho rằng khó có thể nhận định cuộc xung đột sẽ kéo dài bao lâu và với mức độ nào, cũng như gây tác động đến đâu.

"Nguồn thanh khoản từ bên ngoài tương đối thấp so với số nợ 4,3 tỷ USD của Ukraine và dòng vốn bị rút ra sẽ khiến tình hình tài chính suy yếu hơn", Fitch nhấn mạnh.

Fitch cho rằng, cú sốc lòng tin này có thể sẽ tác động lớn đến hoạt động kinh tế và đồng tiền, làm tăng sức ép lạm phát, sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tài chính công còn chịu thêm tác động từ việc ngân sách quốc phòng tăng và khả năng thanh toán nợ sẽ bị hạn chế đáng kể.

Trong khi đó, theo đánh giá được đưa ra ngày 25/2, hãng xếp hạng tín dụng Moody's đã hạ xếp hạng tín dụng trái phiếu Nga xuống mức "vô giá trị".

Cả hai thị trường tài chính của Nga và Ukraine đều rơi vào hỗn loạn trong tuần này, sau khi Nga tấn công Ukraine, cũng là cuộc tấn công quân sự lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II, khiến Moscow phải chịu các lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ phương Tây.

Nga hiện đang được xếp hạng Baa3 bởi Moody's và BBB- của S&P Global và Fitch, do nước này có tỷ lệ nợ thấp nhất thế giới, ở mức 20%, và có dự trữ ngoại hối 650 tỷ USD.

Tuy nhiên theo Moody's, xếp hạng tín dụng của Nga đã bị đánh giá ở mức “vô giá trị”, “phản ánh các tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga”.

Thông thường, qua trình xếp hạng tín dụng có thể kéo dài vài tháng, nhưng lần này, Moody's cho biết có thể thúc đẩy quá trình nhanh hơn, dựa trên quy mô của xung đột quân sự và mức độ khắc nghiệt mà các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga, vốn cũng đã tác động đến các ngân hàng hàng đầu, việc xuất khẩu quân sự và các thành viên thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Đây không phải là lần đầu tiên Nga bị xếp hạng tín dụng “vô giá trị”. Năm 2015, Moody's và S&P đã từng xếp hạng tín dụng nước này ở mức “vô giá trị” sau khi sáp nhập Crimea và giá dầu giảm mạnh, gây ra cuộc khủng hoảng của đồng Ruble.

Cũng trong ngày 25/2, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Ukraine đã đề nghị hỗ trợ khẩn cấp, ngoài chương trình viện trợ 2,2 tỷ USD hiện nay.

Xem thêm

Phí dịch vụ SMS Banking sắp được điều chỉnh?

Phí dịch vụ SMS Banking sắp được điều chỉnh?

Ngày 25/2, VNBA phối hợp với Bộ TT&TT đồng tổ chức Hội thảo trao đổi (trực tuyến), giữa đại diện các ngân hàng Hội viên với đại diện của 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam (gồm: Viettel, VNPT và Mobifone), về việc điều chỉnh tính phí dịch vụ SMS.

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...