Chiến sự Nga - Ukraine: Các khoản quyên góp bitcoin cho quân đội Ukraine tăng vọt

Các khoản quyên góp bitcoin cho quân đội Ukraine đang tăng vọt sau khi Moscow phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine vào đầu ngày 24/2 theo giờ địa phương.
Chiến sự Nga - Ukraine: Các khoản quyên góp bitcoin cho quân đội Ukraine tăng vọt

Dữ liệu mới từ công ty phân tích blockchain Elliptic cho thấy trong khoảng thời gian 12 giờ vào 24/2, gần 400.000 USD bitcoin đã được quyên góp cho Come Back Alive, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ các lực lượng vũ trang của Ukraine. 

Theo Elliptic, các đợt quyên góp tiền điện tử mới bắt đầu theo xu hướng đã thấy trong những tuần gần đây, trong đó các khoản quyên góp lên tới hàng trăm nghìn USD đã tràn vào các tổ chức phi chính phủ của Ukraine và các nhóm tình nguyện đang làm việc để ngăn chặn cuộc tấn công của Nga. 

Các nhà hoạt động đã triển khai tiền điện tử cho nhiều mục đích, bao gồm trang bị cho quân đội Ukraine thiết bị quân sự, vật tư y tế và máy bay không người lái, cũng như tài trợ cho việc phát triển một ứng dụng nhận dạng khuôn mặt được thiết kế để xác định xem ai đó là lính đánh thuê hay gián điệp của Nga.

Tom Robinson, nhà khoa học trưởng của Elliptic, cho biết: “Tiền điện tử ngày càng được sử dụng để gây quỹ trong cộng đồng, với sự chấp thuận ngầm của các chính phủ.”

Theo Elliptic, các nhóm tình nguyện và tổ chức phi chính phủ đã quyên góp được hơn 1 triệu USD tiền điện tử và con số đó dường như đang nhanh chóng tăng cao hơn nữa.

Tổ chức “Come Back Alive”, đã chấp nhận tiền điện tử từ năm 2018, cung cấp cho quân đội các thiết bị, dịch vụ đào tạo và vật tư y tế. Một nhóm khác, Liên minh mạng Ukraine, đã nhận được gần 100.000 USD bitcoin, litecoin, ether và các loại stablecoin khác trong năm ngoái.

Ukraine cũng là một trong số những quốc gia chấp thuận tiền điện tử là hợp pháp trong thời gian gần đây.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...