Tỉnh Đắk Lắk “trải thảm đỏ” đón các nhà đầu tư

“Các nhà đầu tư tại Đắk Lắk là công dân của Đắk Lắk, thành công của nhà đầu tư chính là thành công của Đắk Lắk” - Đó chính là phương châm mà Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung gửi đến các nhà đầu tư trong Hội nghị Xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk 2022 diễn ra vào sáng ngày 28/4/2022.
Đắk Lắk
Đại diện các đơn vị ký bản ghi nhớ đầu tư.

Đắk Lắk là tỉnh trung tâm vùng Tây Nguyên, có diện tích đất tự nhiên trên 1,3 triệu ha (lớn nhất cả nước) với trên 1,9 triệu dân, khu vực nông thôn chiếm trên 70% dân số, gồm 49 dân tộc anh em sinh sống, là nơi hội tụ của các địa phương trong cả nước tạo nên một nền kinh tế năng động, một nền văn hóa đa sắc màu.

Với rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp khi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp 650 nghìn ha (lớn nhất cả nước) và 735 nghìn ha đất lâm nghiệp, khí hậu ôn hòa, địa hình đất sản xuất nông nghiệp khá bằng phẳng, đặc biệt có trên 300.000 ha đất đỏ bazan màu mỡ, được đánh giá là đất sản xuất nông nghiệp tốt nhất.

Toàn tỉnh hiện có trên 210 nghìn ha cà phê, 34 nghìn ha cao su, 32 nghìn ha hồ tiêu, trên 43 nghìn ha cây ăn quả, khoảng 110 nghìn ha lúa/năm, 170 nghìn ha đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh, có kết hợp sản xuất nông nghiệp… Với sự đa dạng sinh thái, cảnh quan, địa hình sông suối, thác nước rất có tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, mật độ sông suối cao, nhiều hồ chứa nước lớn đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, điều kiện khí hậu ôn hòa, nguồn lao động dồi dào…

Đặc biệt, hệ thống kết cấu hạ tầng của Đắk Lắk đã được đầu tư nhanh, đồng bộ, hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, kết nối vùng Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung như: tuyến Quốc lộ 14, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27. Sắp tới đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột dự kiến được khởi công năm 2023 sẽ rút ngắn quãng đường từ Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến Cảng biển Nam Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa còn 118km, thời gian di chuyển ô tô còn khoảng 1 giờ 30 phút, mở ra cơ hội lớn cho đầu tư vào các lĩnh vực còn dư địa lớn của tỉnh, đặc biệt trong kinh tế nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản. Bên cạnh đó, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột với số lượng chuyến bay hàng ngày không ngừng tăng lên, tương lai gần sẽ được nâng cấp thành Cảng hàng không quốc tế.

Ông Nguyễn Đình Trung – Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk tham quan các gian hàng tại Hội nghị.
Ông Nguyễn Đình Trung – Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk tham quan các gian hàng tại Hội nghị.

Một thuận lợi không thể thiếu, đó là tỉnh đã và sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện, sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, kinh doanh…

Đây chính là những tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, trở thành điểm đến hấp dẫn để các nhà đầu tư trong và ngoài chọn Đắk Lắk trở thành nơi phát triển và thành công cho sứ mệnh của đơn vị mình.

Hội nghị Xúc tiến Đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2022 với chủ đề “Thu hút đầu tư phát triển bền vững nông nghiệp hàng hóa tập trung, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là dịp để tỉnh Đắk Lắk giới thiệu về thực trạng, tiềm năng, thế mạnh, dư địa đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, mang đến cho các nhà đầu tư hình ảnh về một mảnh đất Đắk Lắk giàu tiềm năng phát triển và là điểm đến hấp dẫn, an toàn và đầu tư hiệu quả, là dịp để các địa phương, doanh nghiệp gặp gỡ, khảo sát, trao đổi, bàn thảo về khả năng hợp tác đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản tại tỉnh Đắk Lắk có hiệu quả.

Thúy An

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...