Tổng công ty Licogi "lại" bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Trong Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế. Trong đó, đơn vị kiểm toán đã đưa ra cơ sở cho ý kiến ngoại trừ.
Tổng công ty Licogi "lại" bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Đối với dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, tính đến thời điểm 1/1/2022, Licogi đã thực hiện vốn hóa lãi vay vào khoản mục “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn” của dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt với tổng giá trị lũy kế 393,1 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Licogi tiếp tục thực hiện vốn hóa lãi vay vào “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn” là 1,4 tỷ đồng. Theo đó, tổng giá trị chi phí lãi vay đã được vốn hóa lũy kế đến 30/6/2022 là 394,5 tỷ đồng.

Vì dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt kéo dài nên Kiểm toán không thể thu thập được các thông tin cần thiết để xác định chi phí lãi vay vốn hóa vào dự án này theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 - chi phí đi vay.

Đến thời điểm 1/1/2021, Licogi đã vốn hóa một phần lãi vay của các hợp đồng vay giải ngân với mục đích tài trợ cho dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt là 72,99 tỷ đồng vào khoản mục “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn”, Bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa niên độ tại thời điểm 1/1/2022, chỉ tiêu “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn” phản ánh cao hơn số tiền 72,99 tỷ đồng và chỉ tiêu “lỗ lũy kế đến cuối năm trước” phản ánh thấp hơn số tiền tương đương.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Licogi đã ghi nhận khoản chi phí lãi vay này vào chỉ tiêu “chi phí tài chính” trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất giữa niên độ là 72,99 tỷ đồng.

Theo đó, trên báo cáo hợp nhất 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu “chi phí tài chính” đang phản ảnh cao hơn chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” phản ảnh thấp hơn số tiền tương ứng.

Đối với các khoản công nợ phải thu và dự phòng phải thu khó đòi, kiểm toán cho biết tại thời điểm 1/1/2022 và 30/6/2022, các công ty con của Licogi đang ghi nhận một số khoản phải thu mà kiểm toán viên không đánh giá được quyền và nghĩa vụ, tính hiện hữu, chính xác và đầy đủ cũng như đánh giá tổn thất của các khoản nợ phải thu này.

Trong đó, phải thu tại CTCP Licogi 15 là 89,2 tỷ đồng; CTCP Lắp máy Điện nước – Licogi 10,5 tỷ đồng; CTCP Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20 là 81,3 tỷ đồng; và CTCP Licogi 10 là 23,2 tỷ đồng.

Đối với các khoản công nợ phải trả, tại ngày 1/1/2022 và 30/6/2022, tại các công ty con của Licogi đang ghi nhận một số khoản nợ phải trả, nhưng kiểm toán không thể thu thập được các tài liệu cần thiết để xác định được quyền và nghĩa vụ, tính hiện hữu, chính xác và đầy đủ của các khoản nợ phải trả này.

Trong đó, các khoản công nợ phải trả chủ yếu 109,56 tỷ đồng tại CTCP Licogi 15; 0,9 tỷ đồng tại CTCP Lắp máy Điện nước – Licogi; 182,4 tỷ đồng tại CTCP Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20; và 42,8 tỷ đồng tại CTCP Licogi 10.

Ngoài ra kiểm toán nhấn mạnh: “Tại thời điểm 30/6/2022, lỗ lũy kế của Licogi là 599,95 tỷ đồng, tổng nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn số tiền là 1.174,67 tỷ đồng. Do đó, khả năng hoạt động liên tục của Licogi sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ các chủ sở hữu, đối tác … Những điều kiện này cùng những vấn đề khác cho thấy sự tồn tại yếu tố không chắc chắn trong yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Licogi".

Tính tới cuối quý II, Licogi có 3 cổ đông lớn gồm Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu 40,71% vốn điều lệ; Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Khu Đông sở hữu 35% vốn điều lệ; Công ty TNHH Đầu tư Gia Cường sở hữu 19,4% vốn điều lệ; và còn lại 5,05% thuộc về nhóm cổ đông khác.

Xem thêm

Licogi bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Licogi bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Đơn vị kiểm toán vừa đưa ra loạt vấn đề ngoại trừ và nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Công ty mẹ Licogi Tổng công ty Licogi – CTCP (UPCoM: LIC) sau khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính ri

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...