Tổng cục thủy sản đang chống lệnh Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng?

Chiều muộn ngày 21/7, sau khi nhận được phản ánh của báo chí, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản yêu cầu Tổng cục thủy sản cung cấp ngay cho báo chí thông tin về 808 sản phẩm mua giấy phép lư

Chiều muộn ngày 21/7, sau khi nhận được phản ánh của báo chí, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản yêu cầu Tổng cục thủy sản cung cấp ngay cho báo chí thông tin về 808 sản phẩm mua giấy phép lưu hành khống. Tuy nhiên, Tổng cục thủy sản không hồi âm và Lãnh đạo Tổng cục không nghe máy điện thoại.

Câu hỏi được đặt ra, vì sao Tổng cục Thủy sản lại cố tình không muốn cung cấp cho người dân và các cơ quan báo chí biết thông tin này. Liệu có phải việc bưng bít này đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiêu thụ nốt số hàng kém chất lượng đã nhập về và sản phẩm đã sản xuất hay không?Nhiều đại gia thủy sản “dính” chàm[caption id="attachment_4402" align="alignnone" width="651"]

Chiều 20/7, ông Dương Văn Cường, Chánh Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, Tổng cục đã xử lý 8 cán bộ, viên chức sai phạm, trong vụ cấp khống...[/caption]Vào tháng 6/2015, sau khi phát hiện hành vi của 8 cán bộ và nhân viên thuộc Tổng cục Thủy sản và Trung tâm khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm nuôi trồng thủy sản, thiết lập công văn trái pháp luật để điền thêm tên 800 sản phẩm vào danh mục các sản phẩm được phép lưu hành. Trong khi các sản phẩm này không hề được kiểm nghiệm khảo nghiệm thực tế, Tổng cục Thủy sản đã ra thông báo thu hồi 3 công văn và phụ lục.Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cũng chỉ ra tên 72 doanh nghiệp phải trả lại giấy phép lưu hành bất hợp pháp. Trong số các doanh nghiệp này, có tên một số doanh nghiệp thuộc nhóm là khách hàng quen của đường dây. Ngoài ra, còn có cả những doanh nghiệp đang phân phối rất nhiều sản phẩm liên quan tới lĩnh vực thủy sản trên thị trường.Trong bản danh sách này có tên các đại gia như: Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam, công ty TNHH Thủy sản An Khang, công ty TNHH thương mại Thủy sản Việt An, công ty TNHH hóa mỹ phẩm Toàn Mỹ , công ty TNHH BZT USA; công ty Công nghệ sinh học B.E.C.K.A, công ty TNHH SX, TM và Thủy sản Hưng Thịnh, Công ty TNHH Khoa kỹ sinh vật Thăng Long, Công ty TNHH Công nghiệp Bách Việt, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Gia Long, Công ty CP Men Biozyme, Công ty TNHH SX Quốc tế Alphatech, Công ty TNHH Thủy sản Toàn Cầu, Công ty TNHH Thủy sản Phú Khánh….Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi vụ việc bị phát giác, các doanh nghiệp trên không những không bị xử lý mà vẫn được ưu ái cấp giấy phép lưu hành lại cho những sản phẩm đã từng bị cho là không hợp pháp.Theo khẳng định của ông Dương Văn Cường – Chánh văn phòng Tổng cục thủy sản, việc cho phép các doanh nghiệp này được đăng ký cấp lưu hành lại là để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. “Chúng tôi đã có văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp liệt kê danh mục sản phẩm để làm thủ tục kiểm tra lại chất lượng” – ông Cường cho biết.Tổng cục thủy sản không cung cấp danh tính sản phẩm bị mua giấy phép lưu hànhCó thể thấy, trong vụ việc này thì người chịu thiệt hại lớn nhất là người dân đang nuôi trồng thủy sản. Để giúp người dân tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, rất nhiều cơ quan báo chí đã yêu cầu phía Tổng cục thủy sản cung cấp ngay danh sách 808 sản phẩm.Thậm chí, ngày hôm qua 21/7, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có  văn bản đề nghị Tổng cục thủy sản phải cung cấp danh sách 808 sản phẩm này cho cơ quan báo chí. Xong, phóng viên VnMedia đã liên lạc nhiều lần vào số máy của ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản và ông Dương Văn Cường – Chánh văn phòng tổng cục thủy sản để đề nghị cung cấp bản danh sách này nhưng các vị này không nghe điện thoại.

Theo Khánh An/Vnmedia

 

Có thể bạn quan tâm