Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất 2022

Năm 2022 là một năm đầy biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN-Index giảm tới hơn 34% kể từ đỉnh lịch sử 1536 điểm. Bất chấp điều đó, thị trường vẫn có một số điểm đáng chú ý khi có 7 mã tăng trên 250%. Thậm chí, mã tăng cao nhất tăng tới hơn 400%.

Theo thống kê trong năm 2022, trên toàn thị trường, mã tăng mạnh nhất là SJC của Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 với mức tăng 408,5%. Cụ thể, tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/12/2021, mã này chỉ có giá 3.500 đồng, sau 1 năm đã tăng mạnh lên mức 17.900 đồng cho mỗi cổ phiếu. Đây cũng là mức giá cao nhất trong năm vừa rồi của SJC. Xoay quanh diễn biến tăng giá là những thay đổi trong cơ cấu thành viên hội đồng quản trị doanh nghiệp sau Đại hội cổ đông bất thường.

Cổ phiếu
Diễn biến giá cổ phiếu SJC năm 2022

Cổ phiếu có sức tăng ấn tượng tiếp theo là NWT của Công ty Cổ phần Vận tải Newway khi ghi nhận mức tăng lên tới 300,0% từ 2.500 đồng lên tới 10.000 đồng cho một cổ phiếu.

Đứng thứ 3 trong top 10 mã cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường là SAP của Công ty Cổ phần In sách giáo khoa TP.HCM với mức tăng 298,9%.

Tiếp theo là mã XMD của Công ty Cổ phần Xuân Mai - Đạo Tú với mức tăng 294,7%, từ 1.900 đồng lên tới 6.900 đồng vào thời điểm đóng phiên ngày 30/12/2022. Tuy nhiên, đã có thời điểm thị giá cổ phiếu này vọt lên mức 68.000 đồng, tương ứng với mức tăng 3482%.

Cổ phiếu XMD
Diễn biến giá cổ phiếu XMD năm 2022

Trong 8 tháng đầu năm 2022, mã cổ phiếu EPC của Công ty Cổ phần Cà Phê Ea Pốk khá trầm lắng với giá giữ nguyên ở mức 8.700 đồng trên một cổ phiếu. Tuy nhiên chỉ sau 2 tháng, mã này tăng bứt phá lên mức giá 55.000 đồng sau đó lại giảm về 33.000 đồng. Tổng kết năm 2022, EPC tăng 283,7%, là mã tăng nhiều thứ 5 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ở vị trí thứ 6 là mã cổ phiếu SSF của Công ty Cổ phần Giáo dục G Sài Gòn với mức tăng 281.5% từ 2.700 đồng lên 10.300 đồng. Đây là một công ty có lịch sử lâu đời tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực da giày. Trong năm 2021, tài sản công ty đạt 2,9 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là âm 32,4 tỷ đồng.

Một cổ phiếu tăng mạnh khác là HPM của Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại và Khoáng sản Hoàng Phúc khi tăng từ 10.300 đồng lên tới 37.200 đồng (tăng 261,2%). Trong năm 2022, mã này đã phải chuyển từ sàn HNX về UPCOM do không đáp ứng được các tiêu chí về thanh khoản.

Top 10 cổ phiếu

Mã duy nhất ở sàn HNX nằm trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất năm 2022 là VLA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang với mức tăng 226,6% từ 16.800 đồng lên 45.900 đồng vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022. Trước đó, đã có thời điểm mã này chạm đỉnh 76.900 đồng vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2022.

Đứng thứ 9 trong danh sách này là một công ty hoạt động trong ngành đường sắt, đó là Công ty Cổ phần Tổng Công ty Công trình Đường sắt với mã cổ phiếu RCC. Trong năm 2022, mã này đã tăng từ 14.400 đồng lên 44.800 đồng, tương ứng với mức tăng 214,2%. Đặc biệt, giá cổ phiếu này đã tăng gần 3 lần chỉ trong tháng 12 năm 2022.

Xếp ở vị trí thứ 10 là cổ phiếu DDH của Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng khi ghi nhận mức tăng 210,0%, từ 5.250 đồng lên 16.300 đồng một cổ phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...