Giữ vị trí quán quân của top 10 doanh nghiệpnày vẫn thuộc về CTCP Tập đoàn Thép Hòa Phát (HPG) với 38.900 tỷ đồng tiền và tương đương tiền (tương đương 1,6 tỷ USD).
Đáng chú ý, lượng tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng dưới 12 tháng của Hoà Phát tăng vọt so với đầu năm, từ 18.236 tỷ đồng lên 27.030 tỷ, tương đương tăng thêm gần 8.800 tỷ. Số tiền này chiếm 68,5% tổng lượng tiền và tương đương tiền của Hoà Phát vào thời điểm cuối quý.
Kết thúc BCTC quý III/2022, Hòa Phát lỗ hơn 1.700 tỷ đồng. Nhưng dường như số tiền này không thấm thoát gì so với vị trí quán quân top 10 doanh nghiệp đang giữ nhiều tiền nhất Việt Nam hiện nay của Hoà Phát.
Nó càng giúp cho thị phần của Hòa Phát đã được mở rộng trong 6 tháng 2022 và vẫn tiếp tục duy trì trong Quý III/2022, trước những khó khăn của thị trường như hiện nay. Với mức 36% đối với thép xây dựng và 29% đối với ống thép.
Đứng vị trí thứ 2 trong top 10 doanh nghiệp đang giữ nhiều tiền nhất Việt Nam hiện nay thuộc về PV GAS (GAS) với 36 nghìn tỷ đồng. Đây vẫn là doanh nghiệp duy trì được sự ổn định trong bảng xếp hạng trong những năm gần đây.
Đứng vị trí thứ 3 thuộc về Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) với lượng tiền là 33,3 nghìn tỷ đồng.
Bám sát ACV trong bảng top 10 doanh nghiệp này là Vingroup với 28,6 tỷ đồng. Nếu như hồi cuối quý II/2022, lượng tiền của Vingroup bám sát Hòa Phát với 44,5 nghìn tỷ đồng thì đến cuối quý II, đã giảm 36%.
Đứng vị trí thứ 5 trong top 10 doanh nghiệp đang giữ nhiều tiền nhất Việt Nam hiện nay là Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) với 26,5 nghìn tỷ đồng.
Tiếp đến là FPT (24,1 nghìn tỷ đồng); Sabeco (23,5 nghìn tỷ đồng); Vinamilk (22,3 nghìn tỷ đồng).
Đứng vị trí thứ 9 trong top 10 doanh nghiệp này chính là Novaland cũng tăng lượng tiền nắm giữ lên đáng kể, đến cuối quý III/2022 là 22,2 nghìn tỷ đồng.
Petrolimex xếp cuối cùng trong top 10 doanh nghiệp đang giữ nhiều tiền nhất Việt Nam hiện nay với 18.000 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, lượng tiền mặt của VinHomes (VHM) giảm mạnh nhất, gần một nửa từ 31,4 nghìn tỷ xuống 15,9 nghìn tỷ. Nguyên nhân là do tính đến cuối tháng 9/2022, Vinhomes đã nộp vào ngân sách 35.300 tỷ đồng bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, tiền sử dụng đất…
Riêng Hưng Yên, tính đến tháng 8/2022, Vinhomes đã nộp tổng cộng 34.867 tỷ đồng vào ngân sách, chiếm gần 80% số tiền sử dụng đất tỉnh này thu được, đưa Hưng Yên đạt số tiền nộp thuế kỷ lục, vươn lên thứ 3 cả nước.
Tiếp đến là Masan Group (MSN), từ mức 22,6 nghìn tỷ (cuối năm 2021) xuống còn 12,9 nghìn tỷ (quý I/2022) và 10,4 nghìn tỷ đồng (quý II/2022), cuối cùng là 6,5 nghìn tỷ đồng (quý III/2022).
PV Power cũng đang bị giảm sâu từ 12,6 nghìn tỷ đồng (quý II/2022) xuống còn 9,1 nghìn tỷ đồng (quý III/2022).