TP. HCM: 12.000 tỷ đồng xây dựng nút giao An Phú và cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên

TP. HCM sẽ triển khai dự án xây dựng nút giao thông An Phú, thành phố Thủ Đức nhằm tăng cường kết nối cho tuyến đường cao tốc TP. HCM - Long Thành và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng.
TP. HCM: 12.000 tỷ đồng xây dựng nút giao An Phú và cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên

Tại kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) và tổng kết hoạt động HĐND TP. HCM nhiệm kỳ 2016 - 2021, diễn ra sáng 22/4, các đại biểu đã thông qua chủ trương đầu tư dự án xây dựng nút giao thông An Phú, TP Thủ Đức và dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Theo đó, giai đoạn năm 2021 - 2025, TP. HCM sẽ triển khai dự án xây dựng nút giao thông An Phú (thành phố Thủ Đức) nhằm tăng cường kết nối cho tuyến đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ và các tuyến trục chính của TP. HCM.

Việc đầu tư nhằm giải quyết ùn tắc, đáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt cho tuyến đường vận tải của TP. HCM và khu vực phía Đông thành phố, hoàn chỉnh và hoàn thiện mạng lưới giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực thành phố Thủ Đức nói riêng, TP. HCM nói chung.

Theo đó, nút giao thông An Phú, thành phố Thủ Đức dự kiến gồm 3 tầng, phục vụ giao thông đường sắt, đường bộ với tổng mức đầu tư khoảng 3.926 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách TP. HCM là 2.126 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự án từ nay đến năm 2025. Theo Hội đồng thẩm định TP, việc đầu tư xây dựng nút giao thông An Phú sẽ góp phần giải tỏa ách tắc giao thông tại đầu tuyến đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây. 

Việc xây dựng nút giao cũng giúp đồng bộ với dự án mở rộng tuyến cao tốc này lên 8 làn xe (giai đoạn 2) mà Bộ Giao thông vận tải đang triển khai. Đây là tuyến huyết mạch kết nối giao thông giữa TP. HCM với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Về dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng vốn 8.200 tỷ đồng. Trong đó, 4.000 tỷ đồng được trích từ ngân sách Trung ương và 4.200 tỷ đồng lấy từ ngân sách TP. HCM. 

Dự án hướng tới mục tiêu tiêu thoát nước, chống ngập và giải quyết ô nhiễm, kết nối hạ tầng giao thông; phục vụ xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân; tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của TP. HCM trong tương lai. Dự kiến năm 2025, dự án sẽ hoàn thành đưa vào khai thác.

Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đô thị TP. HCM. Địa điểm thực hiện dự án tại quận 12, quận Bình Tân, quận Tân Phú, quận Tân Bình, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh và huyện Bình Chánh.

Hội đồng thẩm định TP. HCM cho biết, việc xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên được thực hiện với chiều dài hơn 32km. Trong đó, kè dọc 2 bên sẽ được xây bằng bê tông cốt thép, toàn tuyến kênh được nạo vét, mở rộng đáy và xây mới, cải tạo bến thuyền, đường giao thông, hệ thống thoát nước.

Cả hai dự án có thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. HĐND TP. HCM giao UBND TP. HCM chịu trách nhiệm về sự chậm trễ so với thời gian và tiến độ thực hiện dự án.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…