TP.HCM: Hàng loạt bệnh viện thẩm mỹ có chất lượng thấp

Sở Y tế TP.HCM vừa tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng đối với tất cả bệnh viện trực thuộc theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0 do Bộ Y tế ban hành.
TP.HCM: Hàng loạt bệnh viện thẩm mỹ có chất lượng thấp

Theo đó, Sở Y tế TP.HCM đã đánh giá chất lượng của 110 bệnh viện, bao gồm 32 bệnh viện thành phố; 23 bệnh viện quận, huyện; 53 bệnh viện tư nhân và 2 bệnh viện bộ ngành là Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng TP.HCM và Bệnh viện Đa khoa Bưu điện. Có 2 bệnh viện không đánh giá là Bệnh viện Tân Sơn Nhất và Phẫu thuật Thẩm mỹ Sài Gòn do tạm ngừng hoạt động.

Kết quả có 20 bệnh viện đạt mức chất lượng tốt. Trong đó, có 8 bệnh viện trên 50% số tiêu chí đạt mức 5 như: Bệnh viện Nhân dân 115 (50/78), Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (48/82), Bệnh viện Từ Dũ (48/82), Bệnh viện Hùng Vương (47/82), Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec TP.HCM (47/82), Bệnh viện Nhân dân Gia Định (47/83), Bệnh viện Nhi đồng 1 (42/82), Viện Y Dược học Dân tộc (41/79). 

Hàng loạt bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM có chất lượng thấp

Hàng loạt bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM có chất lượng thấp

Đồng thời, năm 2019 đã có 3 bệnh viện quận, huyện được đánh giá chất lượng tốt đó là: Bệnh viện Q.Thủ Đức, Bệnh viện Q.11 và Bệnh viện Q.2.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có rất nhiều bệnh viện có chất lượng thấp, đặc biệt là các bệnh viên thẫm mỹ. Cụ thể, có 6 bệnh viện có điểm chất lượng trung bình dưới 2,5 điểm và 6 bệnh viện có số tiêu chí còn ở mức 1.

Điển hình là Bệnh viện Đa khoa Anh Minh (29/77), Bệnh viện Thân Dân (23/78), Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Quốc tế Thảo Điền (18/78), Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàn Quốc Kim hospital – TP.HCM (17/78), Bệnh viện PTTH TM AVA Văn Lang (14/78), Bệnh viện Q.3 (14/82).

Nguyên nhân dẫn tới chất lượng thấp tại các bệnh viên này là do hoạt động cải tiến chất lượng vẫn chưa đi vào chiều sâu, đặc biệt là các hoạt động giám sát. Các tồn tại này thường tập trung vào một số bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa mắt và chuyên khoa thẩm mỹ tư nhân.

“Ngoài ra, một số bệnh viện ngoài công lập chưa chú trọng đến công tác quản trị bệnh viện, do thiếu nhân lực quản lý chuyên trách, các vị trí lãnh đạo phòng chức năng thường kiêm nhiệm, chưa chú ý đến việc phát triển chuyên môn kỹ thuật, nghiên cứu khoa học; hoạt động dinh dưỡng cũng chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức…”, Sở Y tế TP.HCM đánh giá.

Xem thêm

Bầu Hiển vẫn "chưa xong" với Bệnh viện GTVT

Bầu Hiển vẫn "chưa xong" với Bệnh viện GTVT

Tỏ ý muốn được thoái vốn toàn bộ tại bệnh viện Giao thông Vận tải đã lâu nhưng tính tới cuối năm 2018, Tập đoàn T&T vẫn đang nắm nắm 51,43% vốn điều lệ Bệnh viện, 30% cổ phần do Nhà nước nắm giữ, phần

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...