VinaCapital và chủ cũ bệnh viện Hoàn Mỹ, nối lại tình xưa

Ngày 31/7, VinaCapital cho biết, VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF), quỹ đầu tư đa ngành hàng đầu do VinaCapital quản lý đã đầu tư trị giá 25 triệu USD vào công ty Cổ phần Y khoa Tâm Trí (Y kh
VinaCapital và chủ cũ bệnh viện Hoàn Mỹ, nối lại tình xưa

Theo số vốn đầu tư này, VOF sẽ là cổ đông thiểu số lớn tại Y khoa Tâm Trí. Khoản đầu tư này sẽ giúp Y khoa Tâm trí mua thêm trang thiết bị hiện đại, mở rộng các bệnh viện hiện có, tăng công suất và chất lượng khám chữa bệnh đồng thời tìm kiếm các cơ hội mua bán sáp nhập thêm bệnh viện mới.

Ông chủ hiện tại của Y khoa Tâm Trí là BS Nguyễn Hữu Tùng, Tổng Giám đốc và là cổ đông sáng lập. BS Tùng cũng chính là người sáng lập tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ. Đây là lần thứ 2, VOF hợp tác đầu tư với BS Nguyễn Hữu Tùng.

Y khoa Tâm Trí được thành lập cuối tháng 10/2013, được giới thiệu là đơn vị cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe tích hợp với mạng lưới bệnh viện và phòng khám đa khoa phủ khắp cả nước.

Doanh nghiệp này đang điều hành 4 bệnh viện tại TPHCM, Đồng Tháp, Nha Trang và Đà Nẵng, với khoảng 500 giường bệnh, 700 nhân viên, tăng trưởng doanh thu 30% mỗi năm. Định hướng phát triển của doanh nghiệp này là tập trung vào khu vực TPHCM, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2009, đứng trước nhu cầu về vốn để mở rộng kinh doanh, nhà sáng lập của Hoàn Mỹ đã chọn VinaCapital là đối tác đầu tư chiến lược vào hệ thống bệnh viện này. VinaCapital khi đó cùng DWS Vietnam Fund của Deustche Bank đã rót 20 triệu USD để nắm giữ 44% vốn của Hoàn Mỹ.

Thế nhưng sau khi thương vụ hoàn tất, nhà sáng lập của Hoàn Mỹ mới nhận ra những lỗ hổng trong điều khoản hợp đồng. VinaCapital đưa ra 2 yêu cầu: Hoàn Mỹ sẽ IPO hoặc họ sẽ ra khỏi Hoàn Mỹ, và yêu cầu thứ 2 về lợi nhuận với con số lũy tiến tăng 50%/ năm.

Kết quả trước yêu cầu về nâng cao năng lực quản trị cùng áp lực về lợi nhuận, ban lãnh đạo của Hoàn Mỹ đã không đáp ứng được điều kiện về tăng trưởng. Hơn 1 năm sau đó, Hoàn Mỹ được bán lại cho Fortis.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...