Động thái này nhằm mục đích không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất và nhà đầu tư.
Đồng thời, cũng gỡ khó cho các trình tự, thủ tục thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xác định giá đất.
Trong kiến nghị của mình, UBND TP.HCM đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép cập nhật các nội dung thay đổi trong điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị như quy hoạch phân khu tỷ lệ ½.000, 1/500 vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đối với quận nội thành.
Bên cạnh đó là hướng dẫn, quy định rõ về trình tự, thủ tục đăng ký kế hoạch sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; quy định rõ về trình tự, thủ tục điều chỉnh, hủy bỏ các công trình dự án ghi vào kế hoạch sử dụng đất 3 năm mà chưa thực hiện.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cần hướng dẫn việc trình Thủ tướng điều chỉnh quyết định khi điều chỉnh mục đích, thay đổi cơ cấu sử dụng đất; cơ chế để doanh nghiệp có vốn đầu tư nưóc ngoài có đất để thực hiện dự án; thời điểm xác định thời hạn sử dụng đất.
Hướng dẫn về chuyển mục đích sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính; xác định tài sản doanh nghiệp cổ phần sử dụng; sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa…
UBND TP.HCM cũng vừa có văn bản số 5XC2 /UBND-ĐT kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quy hoạch xây dựng tỉnh và Quy hoạch tỉnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của TP.HCM.
Cụ thể, đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, giữ lại Quy hoạch xây dựng tỉnh trực thuộc Trung ương (Quy hoạch chung xây dựng) theo luật Quy hoạch đô thị để làm công cụ quản lý Quy hoạch đô thị đạt yêu cầu hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho TP.HCM triển khai công tác lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mà ngay từ năm 2017 TP.HCM đã căn cứ vào luật Quy hoạch đô thị để thực hiện các bước chuẩn bị.