“Diện tích này thấp hơn nhiều so với các thành phố khác trong khu vực như Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur. Thêm nữa, bán lẻ tại Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, minh chứng là Việt Nam hiện xếp hạng thứ 6 trên toàn thế giới theo Chỉ số phát triển bán lẻ năm 2017 của AT Kearney. Chính vì vậy, thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội và sẽ là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp bán lẻ”, ông Matthew Powell nhận định.
Tuy vậy, bán lẻ tại Việt Nam là một thị trường năng động và có tính cạnh tranh cao. Để tồn tại, các dự án bất động sản bán lẻ mới cần phải đưa ra các thiết kế và tiện ích mới mẻ và sáng tạo để thu hút khách hàng.
“Hiện đang có một số xu hướng mà các nhà phát triển và chủ đầu tư có thể lưu ý đến như: các tiện ích, công viên giải trí, thời trang thể thao, ứng dụng công nghệ mới hay loại hình làm việc chung Co-working đang khá phổ biến hiện giờ.
Một trong những điều các chủ đầu tư cũng cần thận trọng trong việc phát triển bán lẻ, như chất lượng quy hoạch và thiết kế, chất lượng quản lý và marketing trung tâm thương mại, sự cạnh tranh từ các đơn vị bán lẻ nhỏ lẻ ở nhà phố, bán lẻ không chính thức và các hình thức thay thế bán lẻ cũng là một trong những yếu tố đáng lưu tâm.
“Các vị trí trung tâm có thể là giải pháp an toàn nhưng đòi hỏi chi phí cao hơn, trong khi các khu vực mới nổi tuy có chi phí thấp hơn nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro hơn” ông Matthew Powell đánh giá, đồng thời cho biết: Theo xu hướng phát triển mới thì các doanh nghiệp bán lẻ có nhu cầu mở rộng sẽ tìm đến các đơn vị phát triển uy tín để hợp tác. Các nhà phát triển bất động sản bán lẻ thành công sẽ tìm cách thu hút các doanh nghiệp bán lẻ.
“Các doanh nghiệp bán lẻ cần bỏ ngay từ tư tưởng “cứ xây dự án thì khách thuê sẽ tìm đến” mà cần nghiên cứu và hoạch định kỹ lưỡng dự án, thích ứng và thay đổi liên tục để bắt kịp xu hướng. Chỉ có thế, các doanh nghiệp bán lẻ mới không bị đàdoao thải”, vị giám đốc Savills Hà Nội khẳng định.