Trí tuệ nhân tạo: Lợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp Việt Nam

Chuyển đổi số luôn là lợi thế cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong thời đại kĩ thuật số phát triển nhanh như hiện nay, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) như một nền tả
Trí tuệ nhân tạo: Lợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp Việt Nam

Microsoft Việt Nam nhận định, trí tuệ nhân tạo là lợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp Việt Nam

Đây là thông điệp Microsoft Việt Nam muốn truyền tải thông qua hội nghị công nghệ cấp cao “FUTURE NOW” diễn ra ngày hôm nay (22/3) tại Hà Nội.

Tại hội nghị, ông Phạm Thế Trường - Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho rằng, ngày nay, công ty nào cũng là công ty phần mềm, và theo xu hướng gia tăng, mỗi tương tác sẽ đều là số hóa. Để thành công, các tổ chức cần phải nhanh chóng trong việc ứng dụng công nghệ mới, đồng thời xây dựng khả năng số của riêng mình.

Chậm chân trong hành trình ứng dụng AI, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế sẽ đánh mất những lợi thế cạnh tranh chỉ dành riêng cho những tổ chức tiên phong ứng dụng” - Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam khẳng định.

Ông Phạm Thế Trường - Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam chia sẻ tại hội nghị

Hai yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường hiện nay là hiệu suất làm việc và cải tiến kĩ thuật. Vì vậy, không ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của các công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo AI (bao gồm cả Cognitive Service (Dịch vụ nhận thức) và Robot),  IoT (Internet Vạn Vật), và những công nghệ khác, đối với sự phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tập trung vào phân tích dữ liệu lớn để khai thác dữ liệu phục vụ cho những quyết định kinh doanh luôn là đề tài ưu tiên của doanh nghiệp.

Tại sự kiện, Microsoft tập trung giới thiệu các giải pháp và dịch vụ tích hợp AI trên nền điện toán đám mây mang tính hỗ trợ cao cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Điển hình như: Dịch vụ nhận thức (Azure Cognitive Services). Đây là một phần của nền tảng Microsoft AI cho phép các nhà phát triển ứng dụng dễ dàng thêm các tính năng về nhận diện như nhận diện khuôn mặt, giọng nói và hình ảnh; nhận diện ngôn ngữ và giọng nói – vào trong các ứng dụng của họ. Mục tiêu của Azure Cognitive Services là giúp các nhà phát triển tạo ra những ứng dụng có thể nhìn, nghe, nói, hiểu và truyền tải lại nhu cầu của người dùng thông qua các phương thức giao tiếp tự nhiên.

Toàn cảnh hội nghị công nghệ cấp cao “FUTURE NOW”

Trong không gian của văn phòng thông minh, nhân viên có quyền truy cập không giới hạn các dữ liệu đã được “dân chủ hoá” nhưng vẫn rất bảo mật. Họ có thể làm việc linh hoạt về thời gian và cách thức, có thể sử dụng nhiều công cụ kĩ thuật số khác nhau trong công việc. Việc giao tiếp và chia sẻ thông tin là liền mạch, và không chỉ giới hạn ở nơi làm việc mà mở rộng tới tầm xuyên quốc gia, khi các nhóm văn phòng sử dụng chung một hệ sinh thái đám mây.

Văn phòng thông minh (Mordern workplace)

Là sự hợp nhất của thế giới vật lý với các mạng và ứng dụng kỹ thuật số tạo ra các môđun mới về hợp tác, chia sẻ thông tin và hiệu quả kinh doanh. Phần quan trọng của văn phòng thông minh là việc ứng dụng các công nghệ về hiệu suất trên nền tảng điện toán đám mây, dưới dạng Office 365, xuyên suốt trong mọi hoạt động của văn phòng. 

Ông Phạm Thế Trường - Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam (ngồi giữa) phát biểu bên lề hội nghị

Hiện đại hoá dữ liệu

Dữ liệu đã và đang chuyển đổi xã hội, các hình thức kinh doanh, cũng như cách chúng ta làm việc và giao tiếp. Chúng ta đang chứng kiến ​​sự bùng nổ dữ liệu, các chiến lược CNTT trên nền tảng đám mây và sự tăng tốc của các công nghệ mới như AI/IoT để khai thác sức mạnh của một thế giới được kết nối.  

Những doanh nghiệp sử dụng dữ liệu tiên tiến là những doanh nghiệp có sự vượt trội về hiệu suất kinh doanh và lợi nhuận. Khi doanh nghiệp lên kế hoạch xây dựng các ứng dụng thông minh, họ cần một nền tảng dữ liệu thông minh, linh hoạt và đáng tin cậy, cả trên điện toán đám mây cũng như on-premise để hỗ trợ phát triển kinh doanh. Các dịch vụ dữ liệu Azure cung cấp nền tảng đáp ứng các yêu cầu phân tích xử lý dữ liệu của khách hàng, từ việc Quản lý dữ liệu, tích hợp Trí thông minh nhân tạo, trên hạ tầng bảo mật, tin cậy, với hiệu năng và độ linh hoạt cao sẵn có.

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…