Triển vọng nào cho cổ phiếu ngành bán lẻ trong nửa cuối năm 2023?

Sau đại dịch Covid-19, ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng nặng nề và sụt giảm lớn về nhu cầu tiêu dùng kéo dài tới hết nửa đầu năm 2023. Dù gặp nhiều khó khăn, song cổ phiếu ngành bán lẻ vẫn được đánh giá cao trong dài hạn. Cùng với chính sách kích cầu của Chính phủ, ngành bán lẻ được kỳ vọng sẽ tích cực hơn trong 6 tháng cuối năm 2023...
Triển vọng nào cho cổ phiếu ngành bán lẻ trong nửa cuối năm 2023?

Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBVN) vừa cập nhật báo cáo mới nhất về triển vọng ngành bán lẻ, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô suy yếu, tổng mức bán lẻ hàng hóa vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ.

Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2023 ước đạt 519 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.527 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Theo KBVN đánh giá, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng trưởng nhưng nhiều doanh nghiệp bán lẻ vẫn gặp khó, các doanh nghiệp đã phải giảm giá, khuyến mãi nhằm giải phóng hàng tồn kho và giữ thị phần dẫn đến lợi nhuận sụt giảm khá mạnh. Triển vọng ngắn hạn và kết quả kinh doanh thời gian gần đây của nhiều công ty vẫn tương đối ảm đạm, do đó nhiều cổ phiếu ngành bán lẻ đã về vùng định giá P/E và P/B thấp nhất trong vòng 2 năm, với mức chiết khấu 30-40% so với đỉnh cũ. 

Dù vậy, KBVN cho rằng, sức mua ngành bán lẻ dự báo sẽ có sự hồi phục từ 6 tháng cuối năm 2023.

Hỗ trợ cho kỳ vọng đó là các quyết sách kích thích cầu nền kinh tế của Chính phủ. Cụ thể, Ngân hàng nhà nước đã tiếp tục giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 trong năm nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp tiếp cận vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 

Bên cạnh đó, chính sách tăng lương cơ bản và giảm thuế VAT cũng bổ trợ cho ngành bán lẻ. Từ ngày 1/7/2023 mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tăng 20% từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Cũng từ 1/7/2023, nhiều nhóm hàng hoá tiêu dùng cũng được chấp thuận giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%. Các yếu tố này góp phần tăng sức cầu nền kinh tế, qua đó tác động trực tiếp đến doanh số kỳ vọng của ngành bán lẻ thời gian tới. 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm, đạt gần 2.257 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm, đạt gần 2.257 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ

KBVN nhìn nhận triển vọng tăng trưởng được kỳ vọng còn đến từ mức nền kết quả kinh doanh thấp của quý 2/2023 và áp lực tồn khi nguyên vật liệu giá cao so với cùng kỳ được giảm bớt. Mặt khác, nhiều cổ phiếu về mức giá chiết khấu hấp dẫn. 

Ở góc nhìn thận trọng , KBVN cho rằng đây là cơ hội thích hợp cho các vị thế mua và nắm giữ dài hạn và cần cân nhắc kĩ các quyết định đầu tư ngắn hạn vào ngành bán lẻ này.

Xem thêm

Đại dịch Covid-19: Mở lối kinh doanh ngành bán lẻ?

Đại dịch Covid-19: Mở lối kinh doanh ngành bán lẻ?

Dịch SARS-CoV-2 (COVID-19) đã được WHO công bố là đại dịch toàn cầu khi lan đến 183 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 300.000 người mắc bệnh. Con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Dịch bệnh cũng khiến nhiều ngành nghề kinh doanh tổn thất nặng nề.
5 công nghệ định hướng ngành bán lẻ trong tương lai

5 công nghệ định hướng ngành bán lẻ trong tương lai

Công nghệ ngày càng trở thành một phần quan trọng trong ngành bán lẻ và tương lai của ngành này hứa hẹn đầy cơ hội. Một sự chuyển đổi to lớn đã diễn ra trong ngành với các công nghệ mới hình thành cách mà người tiêu dùng mua sắm và tương tác với các thương hiệu...

Có thể bạn quan tâm