Trồng mắc ca lấy “hạt nữ hoàng quả khô”, nông dân Bình Định thu bộn tiền

“Cây mắc ca dễ trồng, dễ chăm, vào mùa thu hoạch thì “bán sướng hơn đi bán vàng” vì thương lái đến tận vườn đặt cọc tiền mua trước”. Đây là chia sẻ từ ông Đặng Văn Khánh đang có 5 ha trồng mắc ca tại xã miền núi Vĩnh Sơn, H.Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định với doanh thu mỗi năm không dưới 200 triệu đồng.
Chuyên gia kỹ thuật của Hiệp hội mắc ca Việt Nam tư vấn cho ông Khánh về chế độ dinh dưỡng để hạt quả mắc ca đạt chất lượng tốt nhất
Chuyên gia kỹ thuật của Hiệp hội mắc ca Việt Nam tư vấn cho ông Khánh về chế độ dinh dưỡng để hạt quả mắc ca đạt chất lượng tốt nhất

Thương lái ôm tiền đến vườn đặt cọc thu mua

Ông Đặng Văn Khánh là người nông dân đầu tiên trồng cây mắc ca ở xã Vĩnh Sơn. Cơ duyên đến với cây trồng có hạt được mệnh danh là “nữ hoàng hạt quả khô” đến từ sau chuyến đi thăm vườn mắc ca ở Đắk Lắk năm 2012. Ông Khánh mua hơn 500 cây đưa về địa phương trồng thử nghiệm. Được biết, ông Khánh là người tiên phong đưa nhiều giống cây mới về địa phương, giúp đồng bào dân tộc Bana phát triển kinh tế nhưng đều là cây trồng ngắn ngày nên chỉ đạt hiệu quả trong vài năm đầu.

“Tôi trồng thử nghiệm hàng trăm loại cây từ ngô, lúa, đậu đến cây ăn quả như bơ, xoài, sầu riêng, măng cụt…nhưng đến giờ thì không có cây nào vượt qua mắc ca”, ông Khánh nói.

Theo ông Khánh, mắc ca trồng trên đất đồi Vĩnh Sơn lớn nhanh, ít sâu bệnh. Đến năm thứ 5 trở đi, cây trổ hoa rất dày, đậu nhiều trái. Đặc biệt, 10 năm nay, vườn cây mắc ca chưa từng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chi phí đầu tư chủ yếu là thuê nhân công cắt cỏ, mua phân bò bón cây. “Chi phí vụ năm ngoái tốn hơn 10 triệu đồng nhưng tiền bán mắc ca thu về hơn 200 triệu đồng”, ông Khánh tiết lộ.

Điểm khác biệt của mắc ca với nhiều loại cây trồng khác mà ông Khánh tâm đắc, khẳng định “chưa có cây nào đấu được với mắc ca” là ở khâu tiêu thụ. Năm 2021, giá mắc ca bán sô từ 75.000 - 80.000 đồng/kg, còn hàng loại 1 giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. “Từ khi vườn mắc ca cho thu hoạch đến giờ, tôi chưa bán một kg ra bên ngoài do có thương lái mua tại vườn. Thông thường, trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng, thương lái sẽ đi thăm vườn và ôm tiền đặt cọc luôn. Tôi thấy bán mắc ca còn sướng hơn bán vàng, bởi bán vàng, mình phải đến tiệm, còn mắc ca thương lái đến tận vườn thu mua”, ông Khánh ví von.

PGS.TS Nguyễn Lân Hùng ngỡ ngàng cây mắc ca trồng xã Vĩnh Sơn, (H.Vĩnh Thạnh, Bình Định) hợp khí hậu, phát triển tốt, ra quả sai.
PGS.TS Nguyễn Lân Hùng ngỡ ngàng cây mắc ca trồng xã Vĩnh Sơn, (H.Vĩnh Thạnh, Bình Định) hợp khí hậu, phát triển tốt, ra quả sai.

Mỗi gia đình trồng 1 ha mắc ca, đời sống sẽ khá giả

Vườn mắc ca của ông Khánh là minh chứng sinh động nhất thuyết phục nhiều hộ gia đình ở Vĩnh Sơn chuyển đổi cây trồng. Một trong số đó là ông Dương Công Thức - người từng là nhân công làm thuê cho ông Khánh và hiện đã có gần 3 ha trồng mắc ca.

“Những cây mắc ca đầu tiên đưa từ Đắk Lắk về đây do tay tôi trồng và chăm sóc, thấy ông Khánh trồng mà mê nhưng khổ nỗi năm đó, tôi nuôi 3 con học đại học, không có tiền mua cây”, ông Thức kể lại và nói tiếp: “Mãi đến đầu năm 2021, các con ra trường, có công ăn việc làm. Gia đình bán đồi keo được hơn 100 triệu đồng, tôi quyết định mua gần 1.000 cây mắc ca về trồng thay thế keo lai”. Đến nay, một số cây mắc ca của ông Thức bắt đầu trổ hoa.

Câu chuyện ông Khánh trồng cây mắc ca cũng truyền cảm hứng cho rất nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số Bana. Theo UBND xã Vĩnh Sơn, đến nay diện tích mắc ca đã tăng lên hơn 40 ha, phần lớn các hộ là những đôi bạn trẻ mới lập gia đình được ông Khánh tư vấn và chọn mắc ca là cây trồng khởi nghiệp.

“Tôi vẫn nói với anh em thanh niên mới lập gia đình, Nhà nước có chính sách vay vốn ưu đãi 50 triệu đồng thì cứ mạnh dạn mà vay. Trong đó, 30 triệu đồng mua giống trồng được 1 ha mắc ca, 20 triệu đồng còn lại mua 2 con bê cái. Nuôi 5 năm sau, 2 con bê giúp đủ trả nợ ngân hàng, còn vườn mắc ca sẽ nuôi tới đời con cháu. Tôi suy nghĩ đơn giản thế thôi mà số anh em thanh niên làm theo ý tưởng này cũng không phải là ít. Nếu trồng sắn, lúa rẫy, keo…chỉ giúp đời sống tạm ổn thôi. Nhưng nếu mỗi gia đình trồng 1 ha hoặc 5 sào thôi thì dứt khoát đời sống bà con sẽ khá giả, thay đổi”, ông Khánh kể.

Trực tiếp thăm vườn của ông Đặng Văn Khánh, ông Nguyễn Lân Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội mắc ca Việt Nam ngỡ ngàng khi mắc ca ở đây ra quả rất sai. Cũng theo ông Nguyễn Lân Hùng, thực tế nghiên cứu và khảo nghiệm ở các huyện miền Trung giáp với Tây Nguyên có điều kiện thời tiết thuận lợi trồng mắc ca. Các địa phương, nông dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đang trồng ngô, keo, sắn…hiệu quả kinh tế rất thấp sang trồng mắc ca, đây là loại cây giá trị kinh tế cao, giúp nông dân có thu nhập cao hơn.

“Ngay tại mô hình của ông Khánh, cùng một diện tích đất ấy nhưng khi đưa mắc ca vào thì hiệu quả kinh tế vượt trội so với trồng sắn, trồng keo. Ở miền Trung, muốn biết xem địa phương có đủ điều kiện trồng được mắc ca không, bà con cứ liên hệ với chúng tôi, Hiệp hội mắc ca Việt Nam sẽ cử cán bộ xuống tận nơi khảo sát, nếu thời tiết phù hợp sẽ tiếp tục hỗ trợ bà con trồng mắc ca”, ông Hùng nói.

Trồng mắc ca được vay vốn trong 10 năm, không cần sổ đỏ

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đang dành cho nông dân vay vốn ưu đãi để trồng mắc ca. Cụ thể, gói vay này được ân hạn 5 năm và tổng thời gian trả vốn, lãi lên tới 10 năm Trong 5 năm đầu tiên, nông dân không phải lo lắng trả lãi suất, vốn. Bắt đầu từ năm thứ 6, cây mắc ca cho thu hoạch, nông dân bắt đầu trả lãi, vốn và kéo dài đến năm thứ 10. Trong gói vay này, LienVietPostBank không yêu cầu nông dân phải thế chấp sổ đỏ khi làm thủ tục vay vốn và mỗi hộ được vay ưu đãi tối đa để trồng 2 ha.

Xem thêm

“Của chìm, của nổi” tại LienVietPostBank

“Của chìm, của nổi” tại LienVietPostBank

Nhiều câu hỏi được cổ đông đặt ra cho lãnh đạo Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2022 vừa qua về các cân đối kỹ thuật chi tiết. “Của chìm, của nổi” ngân hàng dường như đang “ẩn nấp” trong những cân đối đó.

Có thể bạn quan tâm

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...