Trong tháng 10/2023 sẽ bàn giao cầu vượt tại nút giao Dầu Giây cho đơn vị quản lý, vận hành

Dự án cầu vượt Dầu Giây khởi công tháng 3/2017 với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng, công trình gồm cầu vượt dài hơn 350 m, rộng 16 m, 4 làn xe…

Cầu vượt Dầu Giây dài hơn 350 m, rộng 16 m, 4 làn xe
Cầu vượt Dầu Giây dài hơn 350 m, rộng 16 m, 4 làn xe

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản trả lời về kiến nghị chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện công trình cầu vượt tại nút giao Dầu Giây và bàn giao các hạng mục thuộc địa phương quản lý của cử tri tỉnh Đồng Nai.

Công trình nút giao Dầu Giây thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo QL20 đoạn Km0+000-Km123+105,17 trên địa phận hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng theo hình thức Hợp đồng xây dựng – chuyển giao do Công ty Cổ phần BT20 Cửu Long thực hiện.

Công trình đã thi công hoàn thành và nghiệm thu, đưa vào khai thác từ tháng 7/2022 đáp ứng nhu cầu đi lại của của các phương tiện giao thông, giải quyết tình trạng ách tắc tại nút giao với Quốc lộ 1, phát huy hiệu quả đầu tư dự án.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện nay, doanh nghiệp thực hiện dự án đang hoàn tất thủ tục để bàn giao công trình cho đơn vị quản lý, vận hành khai thác theo quy định, dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2023.

Đồng thời, để thống nhất và thuận tiện trong công tác quản lý vận hành, khai thác, kết hợp với chỉnh trang đô thị, doanh nghiệp thực hiện dự án và Cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tiếp nhận hệ thống điện, hệ thống đèn chiếu sáng và cây xanh khu vực nút giao để tổ chức quản lý khai thác phù hợp với quy hoạch của địa phương.

Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, doanh nghiệp thực hiện dự án phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương bàn giao các hạng mục công trình nút giao Dầu Giây, đảm bảo việc quản lý vận hành, khai thác được đồng bộ, đáp ứng hiệu quả đầu tư của dự án.

Dự án cầu vượt Dầu Giây khởi công tháng 3/2017 với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng. Công trình gồm cầu vượt dài hơn 350 m, rộng 16 m, 4 làn xe. Phần nút giao được mở rộng hai bên quốc lộ 1A (dọc theo cầu vượt) có 4 làn xe.

Dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2018, nhưng khó khăn về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng... khiến dự án nhiều năm chậm tiến độ, ảnh hưởng cuộc sống người dân, khu vực gần dự án thường xuyên ùn tắc, tai nạn giao thông.

Đến ngày 8/3/2023, dự án cầu vượt Dầu Giây nằm ở huyện Thống Nhất, được thông xe theo hướng quốc lộ 1A sau gần bốn năm chậm tiến độ.

Ngã tư Dầu Giây (còn gọi ngã ba) là nút giao thông quan trọng trên quốc lộ 1A, dẫn xe từ TP.HCM ra các tỉnh phía Bắc và lên Đà Lạt. Điểm giao thông này cũng kết nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cách đó khoảng 1,5 km.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...