Trong tháng 6 tới Bộ GTVT sẽ giải ngân thêm gần 4.000 tỷ đồng

Dự kiến đến hết tháng 6/2022, khối lượng giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải sẽ đạt khoảng hơn 19.000 tỷ đồng, đạt gần 38% kế hoạch vốn được Chính phủ giao.
Trong tháng 6 tới Bộ GTVT sẽ giải ngân thêm gần 4.000 tỷ đồng

Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Vụ KH-ĐT, Bộ GTVT) cho biết, theo kế hoạch các chủ đầu tư/Ban QLDA đăng ký, trong tháng 6/2022, Bộ phải giải ngân khoảng 3.950 tỷ đồng.

“Lũy kế tới hết tháng 6/2022, khối lượng giải ngân của Bộ GTVT đạt khoảng 19.030 tỷ đồng, đạt 37,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 44% kế hoạch Bộ trưởng Bộ GTVT giao”, đại diện Vụ KH-ĐT nói và cho rằng, để đạt được mục tiêu trên, các Ban QLDA/chủ đầu tư cần quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân tại các dự án có kế hoạch giải ngân còn lại lớn, đặc biệt là dự án phải hoàn thành trong năm 2022.

Một số dự án được xác định cần tăng tốc hơn nữa công tác giải ngân như: Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 (cần giải ngân 1.740 tỷ đồng), Mỹ Thuận - Cần Thơ (140 tỷ đồng ); đường cất hạ cánh sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất (160 tỷ đồng ); Các dự án đường sắt cấp bách (174 tỷ đồng), dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch (370 tỷ đồng ), dự án kết nối giao thông Tây Nguyên (126 tỷ đồng); Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (95 tỷ đồng ); Dự án tuyến tránh QL1A qua Cà Mau (75 tỷ đồng) và dự án tuyến tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột (120 tỷ đồng).

Trước đó, theo báo cáo tháng 5/2022, Bộ GTVT đã giải ngân 3.880 tỷ đồng. Lũy kế hết tháng 5/2022, khối lượng giải ngân là 15.080 tỷ đồng, đạt 34,9% kế hoạch đã giao chi tiết và đạt 29,8% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong số vốn đã được giải ngân, khối lượng của các dự án ODA là 1.600 tỷ đồng, cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 1) là 5.430 tỷ đồng, cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 2) giải ngân 175 tỷ đồng; Các dự án quan trọng cấp bách giải ngân 1.110 tỷ đồng, các dự án thu hồi ứng trước kế hoạch giải ngân 2.768 tỷ đồng và trả nợ các dự án BT 1.144 tỷ đồng.

Tính đến ngày 25/5, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cũng “điểm mặt” 9 dự án giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu thuộc ba nhóm chính.

Cụ thể, nhóm chậm giải ngân do lựa chọn nhà thầu chậm, gồm các dự án: kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc và Tân Vạn - Nhơn Trạch.

Nhóm giải ngân chậm thi tiến độ thi công chưa đáp ứng yêu cầu gồm các dự án: cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt; Mỹ Thuận - Cần Thơ; Tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên; QL279B, QL21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa và QL15 - Tiểu dự án 3.

Nhóm cuối cùng chậm giải ngân liên quan đến hồ sơ nội nghiệp có dự án đường cất hạ cánh Tân Sơn Nhất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...