Trung Quốc diễn tập đạn thật phòng không ở Tây Tạng, sát với Ấn Độ

Truyền hình CCTV Trung Quốc phát video, ghi lại cuộc tập trận đạn thật của lực lượng phòng không quân khu Tây Tạng, chống máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình hoặc UAV quân đội Ấn Độ, trong một cuộc xung đột giả định.

Trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật trên cao nguyên ở độ cao 4.700m (15.400 foot), một lữ đoàn phòng không thuộc Quân khu Tây Tạng, đã sử dụng vũ khí phòng không tiêu diệt một số mục tiêu, tiếp cận khu vực phòng thủ.

Những mục tiêu bị tiêu diệt có tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất và máy bay chiến đấu mục tiêu bay ở độ cao cực thấp.

Theo video, lữ đoàn phòng không PLA sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không HQ-16B của Trung Quốc. Trong huấn luyện, lực lượng phòng không PLA thục luyện khả năng cơ động hành quân đường dài, nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa và triển khai đội hình tác chiến, sử dụng mồi nhử bức xạ với tên lửa của kẻ thù giả định và đánh chặn trên khoảng cách rất gần.

Phóng sự truyền hình của CCTV cho biết: “Cuộc diễn tập nhằm kiểm tra khả năng tác chiến của quân đội với cường độ cao và thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc.

Phòng không chiến trường PLA diễn tập bắn đạn thật.

Một cuộc diễn tập của các đơn vị quân khu Tây Tạng, gần đường phân chia ranh giới LAC.

Quân khu Tây Tạng của PLA giám sát, bảo vệ các vùng phía đông và trung tâm biên giới tranh chấp với Ấn Độ, hàng nghìn km đường kiểm soát thực tế (LAC) dọc theo dãy Himalaya.

Hai quốc gia có vũ khí hạt nhân thỉnh thoảng diễn ra các cuộc xung đột không chủ định trên tuyến biên giới chưa được cắm mốc xác định.

Tháng 6/2021, sự cố xung đột tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng tại Thung lũng Galwan giữa vùng do Ấn Độ kiểm soát Ladakh, và vùng do Trung Quốc kiểm soát Aksai Chin phía tây của LAC.

Các đơn vị Quân khu Tây Tạng PLA trong một cuộc diễn tập gần biên giới với Ấn Độ. Ảnh: Weibo
Các đơn vị Quân khu Tây Tạng PLA trong một cuộc diễn tập gần biên giới với Ấn Độ. Ảnh: Weibo

Đây là cuộc xung đột đẫm máu nhất kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962, khiến vùng biên giới nhanh chóng phát triển thành chiến tuyến phòng ngự vững chắc.

Cả hai bên đều tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường lực lượng và trang thiết bị đến khu vực. Mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết sau 12 vòng đàm phán giữa các tư lệnh quân đoàn tiền tuyến. Vòng 13 dự kiến ​​sẽ được "tổ chức sớm".

Truyền thông Ấn Độ đưa tin, các lực lượng vũ trang của Ấn Độ đã triển khai hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos và tên lửa hành trình cận âm tầm xa “Nirbhay” tới LAC vào năm 2021. Đáng chú ý, hệ thống tên lửa hành trình “Nirbhay” - có tầm bắn thiết kế lên tới 1.000km - hiện vẫn đang trong quá trình phát triển.

Ấn Độ cũng triển khai các máy bay chiến đấu Rafale mới của Pháp và các máy bay trực thăng Apache và Chinook của Mỹ đến các căn cứ không quân tiền tuyến sát biên giới.

Đáp trả động thái này, PLA cũng tăng cường lực lượng phòng không các vùng dọc theo LAC ở Tây Tạng và Tân Cương.

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-16 tầm trung và tầm ngắn của Trung Quốc được triển khai tới Cao nguyên Tây Tạng vào đầu năm 2016.

Năm 2020, Hệ thống tên lửa của các lữ đoàn phòng không Tây Tạng được được nâng cấp thành HQ-16B, có tầm hoạt động tăng từ 40km lên 70km nhờ tên lửa được trang bị động cơ mới, cánh ổn định và hệ thống dẫn dạn mới.

Hệ thống tên lửa phòng không seria HQ-16 cũng đã được chuyển giao cho Pakistan, triển khai tới khu vực Kashmir đang tranh chấp với Ấn Độ.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…