Trung tướng Tô Ân Xô: Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn mới học xong chương trình lớp 4

Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn bỏ ngoài sổ sách, không kê khai hệ thống tài chính, trốn thuế gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước trên 640 tỷ đồng và nợ hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế...

Tập đoàn Phúc Sơn trốn thuế 640 tỷ đồng, nợ thuế hàng chục nghìn tỷ đồng
Tập đoàn Phúc Sơn trốn thuế 640 tỷ đồng, nợ thuế hàng chục nghìn tỷ đồng

Chiều 2/3, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an đã cung cấp kết quả điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn hoạt động từ năm 2004, chủ yếu xây lắp ở huyện. Công ty này bắt đầu phát triển từ năm 2015 với nhiều công trình từ Bắc tới Nam. Đến nay, Công ty Phúc Sơn có 21 dự án với với tổng mức đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bước đầu xem xét 2 dự án tại Vĩnh Phúc và nhận thấy, Công ty Phúc Sơn bỏ ngoài sổ sách, không kê khai hệ thống tài chính, trốn thuế gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước trên 640 tỷ đồng và cũng nợ hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế.

Ngoài ra, nhiều dự án bất động sản chưa đủ điều kiện đầu tư nhưng đã bán và thu tiền, sau đó không giao đất cho nhà đầu tư, gây thiệt hại cho người dân hàng chục nghìn tỉ đồng.

Trung tướng Tô Ân Xô nhìn nhận, lỗ hổng nằm ở việc không kiểm soát hoạt động kê khai tài chính, để cho Công ty Phúc Sơn dù không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và thuế nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động. Bên cạnh đó, cơ quan chức năm cũng không nắm được năng lực thực tế của doanh nghiệp khi nhận dự án.

Đáng chú ý, quá trình điều tra còn cho biết, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn mới học xong chương trình lớp 4. Theo ông Xô, nghèo vượt khó là tốt, là đáng khuyến khích nhưng trong quá trình làm giàu không được xâm phạm lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết thêm, cơ quan điều tra đang tập trung làm rõ, mở rộng điều tra để đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, thu hồi tài sản cho Nhà nước.

Đối với vụ án FLC - Tân Hoàng Minh Bộ Công an đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về hiện tượng thao túng thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu.

Quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện rằng việc thao túng thị trường chứng khoán của FLC thể hiện qua 2 hành vi.

Hành vi thứ nhất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản:Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lập và ký khống hồ sơ góp vốn tại Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros, nâng khống 3.102 tỷ đồng (từ 1.500 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng).

img1767-1709378465976455594311-1176.jpg
Trung tướng Tô Ân Xô

Sau đó hợp thức hóa hồ sơ để cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán chấp nhận đăng ký lưu ký, từ đó thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng.

Hành vi thứ hai là thao túng thị trường chứng khoán. Quyết chỉ đạo mượn giấy tờ cá nhân của 45 người thân trong gia đình, lập 20 công ty nhưng không hoạt động kinh doanh, sử dụng danh tính pháp nhân để mở 500 tài khoản chứng khoán thao túng chứng khoán.

Thủ đoạn thao túng là liên tục mua bán cùng 1 loại chứng khoán, thứ hai là mua bán khớp lệnh nội nhóm, thứ ba là đặt nhiều lệnh mua, bán vào thời điểm mở cửa và đóng cửa, thứ tư là đặt nhiều lệnh mua bán sau đó hủy nhằm tạo cung cầu giả và lùa nhà đầu tư mua theo.

Từ 26/5/2017 - 10/1/2022 nhóm này đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện hành vi thao túng, thu lợi bất chính 723 tỷ.

Từ những bài học rút ra này, các cơ quan chức năng đã phối hợp "bịt lỗ hổng", hy vọng trong thời gian tới thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển lành mạnh, đúng cơ chế thị trường.

Cơ quan công an cũng gửi thông điệp đến các nhà đầu tư chứng khoán là không nên lợi dụng những sơ hở đó để thao túng thị trường chứng khoán.

Nếu còn cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi này thì cơ quan điều tra sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, để thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...