Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ chịu 7 sự giám sát

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban soạn thảo Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã bổ sung một mục, với 5 điều khoản, quy định chặt chẽ cơ chế giám sát các Trưởng đơn vị h
Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ chịu 7 sự giám sát

Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) là một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm khi Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được đưa ra lấy ý kiến công luận, cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây.

Để đảm bảo tính đột phá, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, mô hình hoạt động chính quyền địa phương được đề xuất theo hướng không tổ chức HĐND và UBND tại 3 đặc khu. Thay vào đó, sẽ có một thiết chế được gọi là Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, có bộ máy giúp việc và các cơ quan chuyên môn.

Như Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn đã thông tin, Dự thảo Luật đã phân cấp, phân quyền mạnh cho Trưởng đơn vị. Cụ thể, các Trưởng đơn vị có tới 116 thẩm quyền khác nhau. Việc trao quyền mạnh đã khiến một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về cơ chế giám sát đối với Trưởng đơn vị.

Tiếp thu các ý kiến này, theo ông Trần Duy Đông, Ban soạn thảo đã bổ sung một mục với 5 điều khoản liên quan đến các cơ chế giám sát Trưởng đơn vị.

Theo lý giải của ông Trần Duy Đông, do Trưởng đơn vị được giao một số nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh nên phải quy định cơ chế giám sát, kiểm tra của cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước đối với Trưởng đơn vị.

Bởi vậy, Trưởng đơn vị sẽ chịu sự giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh. Trưởng đơn vị cũng có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động trước HĐND tỉnh và chịu sự chất vấn của các đại biểu HĐND tỉnh tại các kỳ họp.

Theo Dự thảo Luật. HĐND tỉnh có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ miễn nhiệm, cách chức Trưởng đơn vị và yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Trưởng đơn vị.

Cùng với đó, Trưởng đơn vị cũng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của UBND và Chủ tịch UBND tỉnh đối với những lĩnh vực quản lý của tỉnh không phần quyền, phân cấp hoặc ủy quyền cho Trưởng đơn vị.

Trưởng đơn vị cũng chịu trách nhiệm và báo cáo với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các luật chuyên ngành,

Bên cạnh đó, Trưởng đơn vị cũng chịu trách nhiệm và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ giao và về toàn bộ hoạt động của đặc khu.

Trưởng đơn vị cũng chịu sự giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội tại đặc khu.

Thông tin từ Ban soạn thảo cũng cho biết, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Dự thảo Luật cũng đề xuất việc thành lập Hội đồng Giám sát và Tư vấn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Hội đồng này sẽ thực hiện chức năng giám sát hoạt động của Trưởng đơn vị tại địa bàn và thực hiện nhiệm vụ tư vấn đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đặc khu và một số nhiệm vụ quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Trưởng đơn vị.

Hội đồng cũng sẽ do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Hội đồng gồm các thành viên là đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, đại diện thường trực HĐND và UBND tỉnh…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...