Từ 1/4 hai quy định trong Luật Đất đai về hoạt động lấn biển và lâm nghiệp có hiệu lực

Điều 190 và Điều 248 của Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4/2024…

Từ 1/4 hai quy định trong Luật Đất đai về hoạt động lấn biển và lâm nghiệp có hiệu lực
Từ 1/4 hai quy định trong Luật Đất đai về hoạt động lấn biển và lâm nghiệp có hiệu lực

Dù Luật đất đai 2024 được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, tuy nhiên, Điều 190 quy định về các hoạt động lấn biển và và Điều 248 với các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 của Luật là trường hợp đặc thù nên sẽ có hiệu từ từ ngày 1/4/2024.

Cụ thể, Điều 190 về hoạt động lấn biển, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật.

Luật nêu rõ, hoạt động lấn biển phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh tế, xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị;

Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận với biển của người dân, cộng đồng; hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khu vực biển được xác định để thực hiện hoạt động lấn biển trong quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư thì việc quản lý, sử dụng khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển như đối với đất đai trên đất liền…

Còn Điều 248 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2023/QH15.

Cụ thể, sửa đổi nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng tại Điều 14 bằng quy định “không được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng vào dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia” thành “không được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng vào dự án phục vụ quốc phòng, an ninh”.

Sửa đổi Điều 15 về căn cứ giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; bổ sung đối tượng được Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng tại Điều 16; sửa đổi, bổ sung Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại Điều 19…

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Văn bản số 202/TTg-NN về việc triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2022/QH15.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành sớm trình Chính phủ các nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đất đai và thông tư. Đây là cơ sở để Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, thay vì ngày 1/1/2025 như được thông qua tại kỳ họp hồi đầu năm.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp trình chính phủ nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất…

Bộ trưởng Bộ Tài chính cần thảo luận trình nghị định quy định về phát triển quỹ đất, về thu tiền sử dụng đất, thuê đất. Đồng thời, ban hành thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai. Đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần trình nghị quyết về đất trồng lúa…

Văn bản nêu rõ, trước ngày 31/3/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan trình Chính phủ dự thảo tờ trình của Chính phủ, kèm dự thảo nghị quyết của Quốc hội trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…